Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐÀM THỊ PHƯƠNG THẢO

SỔ TAY ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội – 2016

1
PHẦN MỞ ĐẦU


Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri
thức sáng tạo. Ngày nay, công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã len lỏi vào mọi góc cạnh của đời
sống xã hội. Cùng với xu thế đó, thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế
thế giới, nó phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và lan tỏa vào mọi lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy,
TMĐT đã và đang là xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Chỉ số TMĐT trung bình năm 2014 là 56,5 cao gần một điểm so với năm 2013. Các hoạt động
thương mại giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng
(B2C),chính phủ với doanh nghiệp (G2B)… ngày càng gia tăng về chiều rộng cũng như chiều sâu. Giá
trị mua hàng của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD, doanh thu từ B2C đạt khoảng
2.97 tỷ USD – chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.[4]
Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì TMĐT vẫn
còn khá mới mẻ. Bởi nền kinh tế Việt Nam đang giao thời giữa 2 phương thức kinh doanh: truyền thống
và TMĐT. Việc ứng dụng và phát triển TMĐT trong các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp
ứng được một số điều kiện tối thiểu.
Hiện nay, có rất ít tài liệu phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài DN, đưa ra những điểm
mạnh-điểm yếu, cơ hội-thách thức đối với DNVVN kinh doanh TMĐT. Trên thực tế, cũng chưa có
nhiều các công trình nghiên cứu thực trạng, tổng hợp thành cẩm nang những vấn đề thường gặp khi
doanh nghiệp ứng dụng TMĐT.Nhận thức được điều đó, đề tài “Sổ tay ứng dụng thương mại điện tử
trong doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Nhằm đưa ra những yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp có thể triển
khai tốt một dự án thương mại điện tử vào quy trình kinh doanh của mình.


Mục tiêu nghiên cứu



Phân tích SWOT Thương mại điện tử trong DNVVN.




Đánh giá hiện trạng phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam.
Xây dựng Sổ tay ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu





Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến việc xây dựng và phát triển
Thương mại điện tử do Nhà nước quy định, các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để xây dựng Sổ tay ứng dụng thương mại
điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp lý và đúng đắn,
các phương pháp được sử dụng:


Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, báo cáo thống kê TMĐT, văn bản liên quan đến Thương
mại điện tử tại Việt Nam; Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện được đầy đủ và
cho một cái nhìn chính xác nhất về hiện trạng Thương mại điện tử Việt Nam và đưa ra quy
trình triển khai thanh toán trong TMĐT.



Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức dựa trên cơ sở khoa học.

2




Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích và tổng hợp các
nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đưa ra được mô hình phù hợp nhất với bối
cảnh nền kinh tế tại Việt Nam.

Kết quả của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 5 phần chính trong đó:

Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn nghiên cứu và xây
dựng đề tài
Chương I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Chương II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
Chương III. CẨM NANG CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Phần kết luận: Kết luận tổng thể luận văn và Hướng phát triển.

3
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ TMĐT TRONG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Vai trò TMĐT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng, TMĐT
luôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ nhất, TMĐT thu thập được nhiều thông tin có ý nghĩa
Thứ hai, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, bán hàng, tiếp thị và giao dịch
Thứ ba, chất lượng dịch vụ khách hàng:
Thứ tư, TMĐT tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Thứ năm, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Kết thúc 2012 đánh dấu một cột mốc đáng kể về doanh thu thương mại điện tử toàn thế giới
khi cán mốc 1 nghìn tỷ đô la. Dựa vào tình hình thương mại điện tử 9 tháng đầu năm, các chuyên gia
dự báo tính đến hết năm 2013, doanh thu này sẽ đạt cột mốc xấp xỉ 1.25 nghìn tỷ đô la. Bên cạnh đó,
Trung Quốc được dự báo sẽ đuổi kịp Mỹ trong năm 2013 và vượt qua Mỹ để trở thành nước dẫn đầu
về doanh thu thương mại điện tử trong năm 2014.[3]
Doanh thu TMĐT trên toàn thế giới đạt 1250 tỷ USD và dự đoán đến năm 2016 sẽ đạt 1860 tỷ
USD. Nếu tính doanh thu theo khu vực thì Bắc Mỹ hiện đang dẫn đầu với 419.53 tỷ USD, tiếp sau là
Châu Á với 388.75 $. Thấp nhất là các nước thuộc khu vực Châu Mỹ La tinh (45.98 $) và khu vực
Trung Đông - Châu Phi. (TheoThương mại điện tử qua các con số, Cục Thương mại điện tử và Công
nghệ thông tin).
Doanh thu thương mại điện tử trên toàn thế giới vào năm 2012 là 1088 tỷ $, năm 2013 là 1250
tỷ $ và dự đoán vào năm 2016 sẽ là 1860 tỷ $.
Internet ngày nay có ảnh hưởng không hề nhỏ đến thói quen mua hàng của mỗi cá nhân. 81%
người mua hàng tìm kiếm thông tin trực tuyến về sản phẩm trước khi quyết định mua một món hàng
nào đó.
Các sản phẩm ưa thích được khách hàng mua nhiều nhất thông qua mạng Internet chính là quaàn
áo và phụ kiện, đặt mua vé máy bay, đặt phòng, thiết bị điện tử.
1.3.2.Tại Việt Nam
So với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia thì tại Việt Nam theo
kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một
người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ
USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các
mặt hàng như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách,
văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi
đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví
điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%.
Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử lớn ở châu Á với lượng người tiêu
dùng trẻ đông đảo, nhưng trong những năm qua thị trường này vẫn còn đang "say giấc". Các chuyên
gia thương mại điện tử trong và ngoài nước đều dự đoán thị trường thương mại điện tử sẽ bùng nổ
trong năm 2015-2016.

4
Đối với thương mại điện tử thì số lượng người dân được kết nối với Internet và các thiết bị
mạng viễn thông khác là yếu tố quyết định đến sự phát triển. Càng có nhiều người có khả năng tiếp
cận với Internet thì sẽ gia tang khả năng bán hàng cho các doanh nghiệp..
1.4. Một số điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng khi ứng dụng TMĐT
1.4.1. Cơ sở hạ tầng
1.4.2. Cơ sở pháp lý
1.4.3. Nhân lực
1.4.4. Hệ thống thanh toán điện tử
1.4.5. An ninh, an toàn

nguon tai.lieu . vn