Xem mẫu

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y tế tuyến xã, phường là một cấu phần quan trọng của hệ thống y tế cơ sở, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong hệ thống Y tế Việt Nam bởi đây là đơn vị kỹ thuật y tế gần dân nhất, phát hiện ra sớm nhất những vấn đề sức khỏe cộng đồng, giải quyết 80% khối lượng dịch vụ y tế, là nơi thể hiện rõ nhất sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nơi trực tiếp thể hiện và kiểm chứng các chủ trương của Đảng và Nhà nước về y tế. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã, do vậy so với trước đây, mạng lưới y tế tuyến xã đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau nên y tế tuyến xã còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Mô hình tổ chức y tế tuyến xã chưa ổn định và phù hợp; cán bộ y tế thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; khả năng đáp ứng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn hạn chế; tình trạng thiếu nguồn lực, thiếu chủ động trong phòng chống một số bệnh dịch diễn ra phổ biến... Bên cạnh đó, kết quả điều tra mức sống và y tế hộ gia đình nhiều năm qua cho thấy, tỷ lệ khám chữa bệnh nội, ngoại trú tại trạm y tế tuyến xã của cả nước chưa cao. Trước nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân, cần phải đầu tư phát triển y tế cơ sở đáp ứng với tình hình hiện nay và phù hợp với các vùng, miền. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về trạm y tế xã qua các giai đoạn, song, trong giai đoạn chuyển đổi mô hình quản lý trạm y tế xã, từ phòng y tế huyện về trung tâm y tế huyện vẫn còn ít nghiên cứu đánh giá toàn diện về trạm y tế xã trong cả nước cũng như xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã phù hợp với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tình trạng đó cũng diễn ra tương tự ở Hòa Bình, một tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta, nơi có tỷ lệ đạt chuẩn Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã còn thấp so với trung bình toàn quốc, chất lượng hoạt động của trạm y tế xã còn hạn chế; điều kiện bảo đảm cho các hoạt động y tế còn nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã tại tỉnh Hòa Bình” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tổ chức, hoạt động của trạm y tế xã và một số yếu tố liên quan tại 3 huyện, thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình, năm 2015.
  2. 2 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tại địa bàn nghiên cứu, 2015- 2016. * Những đóng góp mới của luận án: 1. Mô tả được thực trạng trạm y tế xã (TYTX) tại 3 huyện, thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình năm 2015 và một số yếu tố liên quan. Luận án cho thấy, tỷ lệ TYTX đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã thấp; nhân viên y tế (NVYT) của TYTX còn nhiều bất cập về số lượng và chất lượng; tỷ lệ TYTX thiếu trang thiết bị (TTB) văn phòng, thiếu TTB y tế (YT); thiếu thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu, thiếu và không chủ động kinh phí chi thường xuyên là khá cao, song hoạt động khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và hệ thống phòng chống dịch có tiến bộ. Đồng thời, khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của TYTX là khá tốt. Luận án đã xác định được 5 nhóm yếu tố có liên quan TYTX: Tiếp cận TYTX; thủ tục hành chính của trạm; cơ sở vật chất, cảnh quan của trạm; thái độ kỹ năng làm việc của NVYT; kết quả cung cấp dịch vụ của TYTX và 3 biến độc lập là: Trạm y tế có bác sỹ làm việc, có KCB BHYT và trạm đạt chuẩn về y tế xã. 2. Làm rõ hiệu quả của 5 nhóm giải pháp can thiệp (Củng cố và hoàn thiện tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trạm; cải thiện khả năng tiếp cận đến TYTX; nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của NVYT; tăng cường năng lực cung cấp DVYT của trạm; cải thiện cơ sở vật chất, TTB của trạm) trong việc cải thiện tổ chức, quản lý, khả năng và chất lượng của TYTX đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân thông qua sự hài lòng của nhân dân và NVYT đối với TYTX. Sau 1 năm can thiệp các chỉ số hài lòng của nhân dân và NVYT đối với TYTX đều tăng lên một cách rõ rệt với p
  3. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TRẠM Y TẾ XÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã Trạm y tế tuyến xã là cấu phần quan trọng của hệ thống y tế cơ sở. Hệ thống này bao gồm một tập hợp các hoạt động có mối liên quan với nhau, góp phần vào việc CSSK tại gia đình, trường học, nơi làm việc, cộng đồng, ngành y tế và các ban ngành kinh tế, xã hội liên quan. Theo Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ “quy định về y tế xã, phường, thị trấn” và Hướng dẫn của BYT thực hiện Nghị định này, TYTX, phường, thị trấn (gọi chung là TYTX) là đơn vị y tế thuộc trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là TTYT huyện), được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Trạm y tế tuyến xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và có 9 nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn kèm theo. 1.1.2. Tổ chức và nhân lực trạm y tế xã ở nước ta Hiện nay, trạm y tế tuyến xã thuộc quản lý của trung tâm y tế huyện. Nhân lực của trạm y tế được quy định theo khu vực; được bố trí từ 4 đến 6 cán bộ/trạm y tế; tối thiểu là 5, tối đa là 10 biên chế/trạm y tế. Cán bộ y tế xã phải có trình độ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức ngành y tế với cơ cấu các chức danh chuyên môn như: Bác sỹ, Y sỹ đa khoa, Y sỹ Y học dân tộc, Y sỹ sản nhi, Hộ sinh, Y tá để thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. 1.1.3. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TYT xã Có nhiều nghiên cứu về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TYTX, đặc biệt là nghiên cứu tổng quan của Trần Thị Mai Oanh và cộng sự. 1.1.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của TYTX Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu là những yêu cầu cấp thiết của nhân dân được cán bộ y tế xác định nhằm dự phòng bệnh tật, kéo dài cuộc sống với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nhu cầu chăm sóc sức
  4. 4 khỏe ban đầu của nhân dân chính là những nhu cầu theo 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và mô hình bệnh. Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu về nhu cầu CSSK của nhân dân. Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân là tổng hợp các điều kiện, các nguồn lực sẵn có của trạm y tế cơ sở tạo nên các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó của nhân dân. 1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến TYTX Chất lượng TYTX là sự hài lòng của tất cả các đối tượng, bao gồm: người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Chất lượng TYTX chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: yếu tố mang tính cấu trúc, quá trình thực hiện và kết quả đạt được. Có nhiều cách đo lường chất lượng TYTX, một chỉ số thường được sử dụng để đánh giá chất lượng các cơ sở y tế là sự hài lòng của các đối tượng có liên quan tới các cơ sở y tế đó. Có 6 nhóm yếu tố chính có liên quan đến chất lượng, sự hài lòng của người dân với TYTX là, tình trạng kinh tế - xã hội, tình trạng dân số học xã hội, hệ thống y tế, thông tin y tế, nhu cầu CSSK của nhân dân và loại hình dịch vụ y tế. 1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ XÃ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Một số mô hình hoạt động của y tế xã khu vực Châu Á Ở châu Á có nhiều loại hình y tế xã khác nhau tùy vào từng quốc gia. 1.2.2. Mô hình tổ chức, hoạt động TYTX qua các giai đoạn ở Việt Nam Ở nước ta mỗi một giai đoạn có các mô hình trạm y tế xã khác nhau. 1.2.3. Một số nghiên cứu về mô hình hoạt động của TYTX Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu về mô hình hoạt động của TYTX. Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu đề cập đến mô hình TYTX ở nước ta như của Vũ Mạnh Dương, Trương Việt Dũng, Đào Văn Dũng, Đàm Khải Hoàn, Hạc Văn Vinh, Nguyễn Thành Trung, Phí Nguyệt Lự, Phùng Thị Thảo và nhiều tác giả khác. 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Giới thiệu chung về tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam có thành phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 73 km và giới thiệu một số nét về 2 huyện Lương Sơn, Mai Châu và thành phố Hòa Bình.
  5. 5 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng và chất liệu nghiên cứu - Trạm y tế (Trưởng trạm và cán bộ y tế; trang thiết bị, cơ sở vật chất); Lãnh đạo chính quyền, ngành y tế và các ngành có liên quan; người dân trong các hộ gia đình. - Báo cáo công tác y tế cả nước và địa bàn tỉnh, huyện, xã hàng năm; sổ sách ghi chép và các báo cáo chuyên môn của trạm y tế xã. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 3 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình là: Thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Mai Châu với toàn bộ 49 xã bao gồm: 7 xã thuộc thành phố Hòa Bình (Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thống Nhất, Yên Mông, Hòa Bình, Thái Thịnh, Trung Minh); 20 xã thuộc huyện Lương Sơn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Phương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thành, Lương Sơn) và 22 xã thuộc huyện Mai Châu (Can Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khòe, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Băng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò và Tân Dân). 2.1.3. Thời gian nghiên cứu - Điều tra thực trạng trạm y tế xã: Tháng 8/2015 – 9/2015. - Triển khai can thiệp tại 49 trạm y tế xã: Tháng 12/2015 – 11/2016 (01 năm). Điều tra đánh giá hiệu quả mô hình sau can thiệp (SCT): tháng12/2016- tháng 01 năm 2017. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính để đánh giá thực trạng TYTX, khả năng đáp ứng và các yếu tố liên quan. - Nghiên cứu can thiệp một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân bằng nghiên cứu đánh giá trước-sau nghiên cứu (before-after study).
  6. 6 - Mô tả thực trạng TYTX, hài lòng của NVYT và người dân - Phân tích một số yếu tố liên quan TYTX: chất lượng–hài lòng CỞ SỞ TYTX, YẾU TỐ NGƯỜI DÂN LIÊN QUAN - Sử dụng dịch vụ; - Cơ sở vật chất, TTB; - Hài lòng với 5 nhóm - Thuốc hóa chất, tài chính; PHÂN TÍCH yếu tố liên quan TYTX - Nhân lực, tổ chức, quản LIÊN QUAN (tiếp cận; minh bạch; cơ lý; sở vật chất; thái độ, kỹ - Các hoạt động của trạm; năng; kết quả dịch vụ); - 5 nhóm yếu tố liên quan. - Đề xuất, kiến nghị. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN - Thực trạng chưa tốt, thiếu… - Tổ chức, quản lý chưa tốt - Xác định được yếu tố liên quan XÂY DỰNG GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC CAN THIỆP TRẠM Y TẾ XÃ NGƯỜI DÂN - Tăng chỉ số hài - Tăng các chỉ số lòng - Tăng tỷ lệ đạt chuẩn - Tăng tỷ lệ tái sử ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ dụng dịch vụ - Cải thiện các yếu tố CAN THIỆP - Các nguyện vọng Hình 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 2.2.2.1. Cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá thực trạng trạm y tế xã trước can thiệp ➢ Nghiên cứu định lượng a. Toàn bộ 49 xã thuộc 3 đơn vị cấp huyện của tỉnh.
  7. 7 b. Đối tượng nghiên cứu là người dân sau khi sử dụng DVYT tại TYTX được tính theo công thức sau: p(1- p) n = Z²(1- α/2) x --------------- x DE d² Trong đó : - n : Cỡ mẫu nghiên cứu - Z(1- α/2): Hệ số tin cậy với ngưỡng xác suất α = 0,05, giá trị Z = 1,96. - p: Tỷ lệ ước đoán sự hài lòng của người dân với TYTX. Chọn p = 0,5 để có mẫu tối thiểu lớn nhất; d: Độ chính xác mong muốn (d = 0,05). - DE: chọn hiệu lực thiết kế là 1,25. Thay số vào công thức tính được n = 480. Cỡ mẫu được làm tròn thành 490 người để điều tra tại mỗi TYTX 10 người. Trên thực tế đã phỏng vấn được 504 người dân tại 49 TYTX trước can thiệp (TCT). c. Đối tượng là NVYT xã: toàn bộ NVYT đang công tác tại 49 trạm có thời gian công tác tối thiểu 1 năm. Thực tế đã phỏng vấn 291 người. ➢ Nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm: 3 cuộc tại 3 huyện, thành phố với đối tượng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; 3 cuộc với đối tượng là lãnh đạo ngành y tế. 2.2.2.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp ➢ Nghiên cứu định lượng - Can thiệp tại 49 TYTX đã tham gia nghiên cứu giai đoạn 1. - Cỡ mẫu phỏng vấn người dân được tính theo công thức sau: p1( 1-p1 ) + p2(1-p2) n1 = n2= z2 (1-/2) x DE d2 Trong đó: p1 là tỷ lệ hài lòng của người dân về TYTX TCT là 68,45%, tức là 0,6845 (tỷ lệ thực điều tra TCT); P2:Tỷ lệ mong muốn đạt được sự hài lòng của người dân về TYTX SCT. Tỷ lệ này dự kiến đạt được là 90% tức 0,9; z (1-/2): Tra bảng ứng với giá trị  được 1,96; d : Độ chính xác mong muốn (d = 0,05); DE: Hiệu lực thiết kế, chọn DE=1,3. Thay số vào công thức tính được n = 480, tăng lên thành 490 để điều tra tại mỗi trạm 10 người như trước can thiệp. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu
  8. 8 chuẩn loại trừ người dân được thực hiện như trong điều tra trước can thiệp. Trên thực tế đã phỏng vấn được 508 người dân tại 49 TYTX sau can thiệp. ➢ Nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm với các trạm trưởng 49 TYTX và 6 lãnh đạo Phòng Y tế (PYT) huyện, thành phố về giải pháp can thiệp. 2.2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu a. Đối với nghiên cứu mô tả - Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn 3 đơn vị cấp huyện; chọn toàn bộ 49 xã của 3 đơn vị trên (trừ 8 phường của thành phố). - Đối với chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng: Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ để chọn NVYT vào nghiên cứu là những NVYT TYTX của 49 TYTX có mặt trong ngày điều tra; sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện để chọn người dân vào nghiên cứu. - Đối với nghiên cứu định tính: kỹ thuật chọn mẫu có chủ đích. b. Đối với nghiên cứu can thiệp Kỹ thuật chọn mẫu được tiến hành như thực hiện trước can thiệp. 2.2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ số nghiên cứu 2.2.3.1. Nội dung và các chỉ số mô tả Nội dung mô tả thực trạng hoạt động của trạm y tế xã, nhân viên y tế xã và đánh giá của nhân dân về trạm y tế xã bao gồm các nội dung và các chỉ số: Về tổ chức của y tế xã; về nhân lực của trạm y tế xã; về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của trạm y tế xã; về khả năng đáp ứng của trạm y tế xã; đánh giá của nhân viên y tế về trạm y tế xã; đánh giá và sử dụng dịch vụ y tế trạm y tế xã của người dân; một số yếu tố liên quan chất lượng trạm y tế xã thông qua chỉ số hài lòng. 2.2.3.2. Nội dung can thiệp và các chỉ số can thiệp Nội dung can thiệp nâng cao chất lượng trạm y tế xã thông qua sự hài lòng của người dân và nhân viên y tế gồm 5 nhóm giải pháp: a. Củng cố và hoàn thiện tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trạm; b. Cải thiện khả năng tiếp cận đến trạm y tế xã; c. Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của nhân viên y tế; d. Tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ y tế của trạm; đ. Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trạm.
  9. 9 Mỗi nhóm giải pháp gồm nhiều hoạt động cụ thể được xây dựng dựa vào bằng chứng sau phân tích mối liên quan giữa các yếu tố của TYTX và chất lượng hoạt động, sự hài lòng của NVYT, của người dân đối với TYTX. Các chỉ số đánh giá kết quả và hiệu quả can thiệp gồm: Sự thay đổi về tổ chức; về nhân lực; về KCB; về phòng chống dịch bệnh và xử lý rác thải; về TTB, thuốc và hóa chất của các TYTX; về tỷ lệ sử dụng và tiếp tục sử dụng dịch vụ y tế của người dân; về tỷ lệ đánh giá tốt của NVYT, người dân về TYTX và thay đổi chỉ số hài lòng của NVYT và người dân về TYTX. 2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 2.2.4.1. Thu thập số liệu định lượng: Phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu bằng phiếu hỏi do Viện Chiến lược và Chính sách y tế Bộ Y tế xây dựng và kiểm định Cronbach’s α trong nghiên cứu của Viện với các câu hỏi thang Likert gồm 5 mức độ về hài lòng; sau đó, tính tỷ lệ và điểm trung bình hài lòng. Sử dụng biểu mẫu và các tài liệu sẵn có của Phòng Y tế, của các TYTX. 2.2.4.2. Thu thập số liệu định tính: Thảo luận nhóm theo các nội dung gợi ý. 2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp: So sánh kết quả đánh giá trước và sau can thiệp về các chỉ số liên quan đến TYTX, NVYT và người dân đến KCB tại TYTX. Trên cơ sở đó tính chỉ số hiệu quả (CSHQ) của can thiệp. 2.2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được làm sạch, nhập vào máy vi tính hai lần độc lập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng SPSS 16.0 tại K50, Học viện Quân y. Tính giá trị trung bình, tỷ lệ % và tỷ số chênh (OR), 95%CI của OR. Kiểm định kết quả nghiên cứu bằng test t-student. Phân tích đơn biến và đa biến. 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Thực hiện từng bước theo 2 giai đoạn đã xây dựng với lực lượng nghiên cứu chính là nghiên cứu sinh, sinh viên năm 4, các cử nhân Y tế Công cộng trường Đại học Thăng Long; các bác sỹ, các trạm trưởng 49 TYTX. 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Viện Vệ sinh – Dịch tễ Trung ương và tuân thủ đúng những quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
  10. 10 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG TRẠM Y TẾ XÃ 3 HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH HÒA BÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, 2015 3.1.1. Thực trạng TYTX tại địa bàn nghiên cứu 3.1.1.1. Thực trạng về tổ chức và nhân lực TYTX Bảng 3.1. Tổ chức y tế xã của địa bàn nghiên cứu, 2015 (n=49) TP Hòa H.Lương H. Mai Cộng (n = 49) Chỉ số Bình (7) Sơn (20) Châu (22) SL SL SL SL % Số xã có TYT 7 20 22 49 100 Xã đạt chuẩn về y tế xã 5 9 6 20 40,82 Tổng số thôn, bản 166 187 130 483 - Thôn bản không có NVYT 52 20 21 93 19,25 Thôn, bản có YTTN 30 14 1 45 9,32 Thôn bản có quầy thuốc tư 48 32 5 85 17,60 Bảng 3.2. Nhân lực trạm y tế xã của địa bàn nghiên cứu (n=49) TP Hòa H. Lương H. Mai Chung Chỉ số Bình Sơn Châu (n=49) Tổng số NVYT xã 42 133 125 300 Số NVYT Số lượng (SL) 11 21 120 152 biên chế % 26,2 15,8 96,0 50,7 Số NVYT Số lượng 31 112 5 148 hợp đồng % 73,8 84,2 4,0 49,3 Bình quân NVBYT/trạm 6,0 6,7 5,7 6,1 Số bác sỹ 8 20 11 39 Số Y sỹ 26 63 52 141 Số trung cấp khác 18 44 50 112 Số trình độ sơ cấp 0 9 15 24
  11. 11 3.1.1.2. Thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TYTX Bảng 3.4. Các chỉ số liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh của TYTX Chỉ số trung TP Hòa H. Lương H. Mai Chung bình/TYTX Bình Sơn Châu Tổng số lượt KCB năm 25.384 56.564 56.269 138.217 2015 của TYT Tổng số lượt KCB trung 302 ± 48 248 ± 168 213 ± 148 230 ± 147 bình/tháng của TYT Số lượt khám bình quân 2,4 ± 1,1 1,98 ± 0,8 0,98 ± 0,42 1,6 ± 0,9 của 1 người dân/năm Tổng số lượt khám 9344 21858 31085 62287 BHYT năm 2015TYT Tổng số lượt khám 130 ± 56 91 ± 44 123 ± 90 110 ± 85 BHYT trung bình/tháng Tỷ lệ trung bình khám 37,9 ± 46,2 ± 26,4 63,7 ± 37,1 47,83 ± 34,5 BHYT/tổng số khám (%) 24,2 Tỷ lệ TYT có quản lý sức 7 (100,0) 20 (100,0) 22 (100,0) 49 (100,0) khỏe người cao tuổi (%) Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2013 là 35,37 ‰; có 3.506 trẻ em được sinh ra, bình quân là 71,55 trẻ/1 xã/năm, trong đó, số được sinh tại TYTX là 3.399 em chiếm tỷ lệ 96,95%. Tình hình dịch và phòng chống dịch: 71,4% xã có hệ thống cảnh báo phát hiện dịch dựa vào cộng đồng, 71,5% xã có dịch xảy ra trong năm 2015 với 1.592 người mắc, bình quân 45,49 người/xã/năm. Số người mắc các bệnh sốt xuất huyết, nhiễm HIV/AIDS, sốt rét ít và ngộ độc thực phẩm ít. Bình quân 1 người/xã/năm chết do tai nạn giao thông. Tình hình xử lý rác thải: 51% số xã có điểm chôn rác thải sinh hoạt chung; 61,2% số xã người dân tự xử lý rác tại gia đình, chỉ có 16 xã chiếm tỷ lệ 32,7% có xe thu gom rác và vẫn còn 6,1% số xã người dân vứt rác bừa bãi. Tại địa bàn nghiên cứu đang triển khai thực hiện 20 chương trình y tế, trung bình mỗi TYTX thực hiện 17,4 chương trình.
  12. 12 3.1.1.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu CSSKND của TYTX Đại đa số TYTX (93,9%) là nhà mái bằng kiên cố với diện tích sàn trung bình từ 207±130 m2 đến 258±164m2; diện tích sân từ 146 ± 20 đến 283 ± 62 m2 và diện tích khuôn viên từ 443 ± 394 đến 1.169 ± 690 m2. Trung bình mỗi trạm có 4,2 phòng làm việc và 87,7% trạm có vườn thuốc nam. Mỗi trạm có trung bình 5,2 ± 2,3 giường bệnh, duy nhất có 1 trạm không có giường bệnh. Gần 60% số trạm có từ 5 giường bệnh trở lên. 57,1% số trạm thiếu TTB văn phòng, 36,7% số TYTX thiếu TTBYT; có 14,3% TYTX thiếu thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu; 59,2% TYTX có đủ cơ số thuốc và 49,0% có đủ hóa chất PC dịch. 3.1.2. Đánh giá của nhân viên y tế xã về TYTX Đã khảo sát 291 NVYT/300 NVYT của 49 TYTX, đạt tỷ lệ 97%. NVYT đánh giá cơ cấu tổ chức TYTX là phù hợp chiếm tỷ lệ khá cao (81,8%); đánh giá công tác quản lý y tế đạt yêu cầu là 72,2%, song chỉ có gần 60% ý kiến cho rằng cơ chế quản lý như hiện nay là phù hợp. 52,2% NVYT TYTX có nhận xét hàng tháng, hàng quý y tế tuyến huyện kiểm tra, đánh giá TYTX một lần; 46,4% cho thấy nửa năm hoặc trên 6 tháng y tế tuyến huyện kiểm tra, đánh giá TYTX một lần. 94,4% ý kiến NVYT nhận xét UBND xã quan tâm đến TYTX, nhưng 65,3% cho rằng phối hợp của TYTX với các ban, ngành, đoàn thể của xã và 62,9% ý kiến về phối hợp với các cơ sở y tế huyện là không chặt chẽ. 100% 80% 46,8 63,23 60% 40% Column1 Tốt, hài lòng 53,2 20% 36,77 0% Chất lượng Hài lòng Biểu đồ 3.4. Đánh giá chất lượng hoạt động của TYTX và mức độ hài lòng của nhân viên y tế xã tại địa bàn nghiên cứu (n=291) 3.1.3. Đánh giá và sử dụng dịch vụ y tế tại TYTX của người dân Tại 49 TYTX đã phỏng vấn 504 người dân, trong đó, nữ chiếm đa số là 72,8%; chủ yếu là độ tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm 81,0%; trình độ học vấn từ tốt nghiệp
  13. 13 trung học cơ sở trở lên chiếm đại đa số (86,5%), còn lại tiểu học (12,3%) và mù chữ là 1,3%. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 20,6%, còn lại chiếm đại đa số là các dân tộc: Mường (39,9%), Thái (38,7%), Tày và Dao: 0,8%. Số người tự nhận là khỏe mạnh chiếm tỷ lệ 23,4%; sức khỏe bình thường là 68,7% và 7,9% người dân có sức khỏe yếu. Tỷ trọng người dân khám chữa bệnh tại TYTX chiếm đại đa số (83,5%), sử dụng các dịch vụ y tế, KHHGĐ là 13,5%, chỉ có 3,0% người dân tự chữa bệnh tại nhà. 31,55 Hài lòng 68,45 Không hài lòng Biểu đồ 3.5. Mức độ hài lòng của người dân với TYTX, n = 504 3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến TYTX tại địa bàn nghiên cứu Các yếu tố liên quan đến chất lượng TYTX theo đánh giá của NVYT: Tổ chức của TYTX hợp lý (OR = 2,35), công tác quản lý y tế đạt yêu cầu (OR = 3,18); phối hợp chặt chẽ với các ban ngành của xã (OR = 3,14), phối hợp chặt chẽ với bệnh viện huyện và các cơ sở y tế khác của huyện (OR = 2,18). Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của NVYT về cơ chế, chính sách TYTX là: Quản lý y tế của trạm đạt yêu cầu (OR = 2,98), phối hợp chặt chẽ với các ban ngành của xã (OR = 2,84) và phối hợp chặt chẽ với bệnh viện huyện và các cơ sở y tế khác của huyện (OR = 2,72). Có 32 biến số (yếu tố) (bảng 3.17-3.21) có liên quan đến hài lòng của người dân đối với TYTX là: Nhóm yếu tố tiếp cận TYTX (6 yếu tố): Khoảng cách tới trạm (OR = 2,34), biển chỉ dẫn tới trạm (OR = 2,56), thời điểm cung cấp dịch vụ (OR = 4,05), có thông tin về trạm (OR = 6,89), cung cấp dịch vụ phù hợp (OR = 4,22), cảnh quan của trạm thân thiện (OR = 4,14); nhóm minh bạch thông tin và thủ tục hành chính (9 yếu tố): Có niêm yết thời gian biểu (OR = 4,76), có thông báo các thủ tục hành chính (OR = 3,92), có sơ đồ phòng làm việc (OR = 2,55), có quy trình cung cấp dịch vụ (OR = 3,81), thông báo thời gian chờ đợi (OR = 5,19), có niêm yết giá dịch vụ (OR = 4,92), có thông tin phản hồi (OR = 6,11), có quy chế về thái độ của NVYT
  14. 14 (OR = 3,97) và có nội quy giao tiếp (OR = 4,96); nhóm cơ sở vật chất của TYTX (5 yếu tố): diện tích của trạm (OR = 3,70), trang thiết bị hỗ trợ người bệnh (OR = 3,75), đủ trang thiết bị y tế (OR = 4,47), vệ sinh môi trường của trạm tốt (OR = 5,11), không gian cảnh quan phù hợp (OR = 4,70); nhóm thái độ, kỹ năng làm việc của NVYT (4 yếu tố): Thái độ giao tiếp ứng xử tốt (OR = 4,08), cách hướng dẫn người bệnh (OR = 3,28), thái độ phục vụ tốt (OR = 3,71), năng lực xử lý công việc (OR = 4,05); nhóm kết quả cung cấp dịch vụ của TYTX (8 yếu tố): Kết quả tốt so với mong đợi (OR = 4,92), mức độ sử dụng công nghệ thông tin (OR = 4,47), tín nhiệm đối với trạm (OR = 4,38), mức thu phí dịch vụ (OR = 3,39), cách thức thu phí dịch vụ (OR = 2,26), khả năng chi trả của dân (OR = 2,53), thời gian cung cấp dịch vụ (OR = 1,96) và thủ tục hành chính trong cung cấp dịch vụ (OR = 3,49). Có 18 biến số qua phân tích đa biến (bảng 3.22) liên quan đến hài lòng của người dân về TYTX là: Khoảng cách tới trạm (OR=1,852; p
  15. 15 3.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRẠM Y TẾ XÃ TẠI 3 HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH HÒA BÌNH, 2016 3.2.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại thực địa - Ký kết được 3 bản thỏa thuận triển khai thực hiện nội dung can thiệp tại 49 TYTX; tổ chức 4 lớp tập huấn cho 49 trưởng trạm TYTX; hướng dẫn các trạm trưởng TYTX tổ chức thực hiện rà soát và sắp xếp, bố trí lại các biển báo, bảng thông báo, thời gian biểu, lịch tiêm chủng, các tranh, ảnh giáo dục sức khỏe tại trạm cho hợp lý và khoa học và hướng dẫn các trạm trưởng TYTX thực hiện các nội dung can thiệp trong Bản thỏa thuận đã ký kết. - Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung can thiệp tại 49 TYTX định kỳ 2 tháng/1 lần. 3.2.2. Hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã Sau can thiệp chỉ số xã đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế năm 2016 tăng lên đạt 60,82% với chỉ số hiệu quả sau can thiệp là 49,0%, p0,05 17,50 của 1 người dân/năm Tỷ lệ TB khám BHYT 47,83 ± 34,5 61,6 ± 30,7 2,09; p
  16. 16 Bảng 3.30. So sánh thay đổi tỷ lệ đánh giá tốt của nhân viên y tế về tổ chức, quản lý và hoạt động TYTX trước và sau can thiệp TCT (n=291) SCT (n=290) Chỉ số p SL % SL % Hình thức tổ chức TYT hợp lý 238 81,8 240 82,8 p>0,05 Quản lý y tế của TYT tốt 210 72,2 238 81,2 p
  17. 17 Bảng 3.30 cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ nhân viên y tế đánh giá tốt về tổ chức, quản lý và hoạt động của TYTX đều tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá về hình thức tổ chức trạm y tế xã hợp lý và sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã tăng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.31 – bảng 3.35 cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ người dân đánh giá tốt về tiếp cận TYTX; về minh bạch thông tin và thủ tục hành chính; về cơ sở vật chất; về thái độ giao tiếp, ứng xử, thái độ phục vụ, kỹ năng làm việc của NVYT; về kết quả cung cấp dịch vụ y tế của TYTX đều tăng lên ở tất cả chỉ số (biến số) một cách có ý nghĩa thống kê với p
  18. 18 Bảng 3.38. Chỉ số hiệu quả can thiệp qua đánh giá hài lòng của NVYT và người dân về TYTX trước và sau can thiệp Đối tượng TCT SCT CSHQ t, p SL % SL % % Nhân viên y tế 184 63,23 277 78,28 4,91; p
  19. 19 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. VỀ THỰC TRẠNG TRẠM Y TẾ XÃ 3 HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH HÒA BÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, 2015 4.1.1. Về thực trạng TYTX tại địa bàn nghiên cứu 4.1.1.1. Về thực trạng tổ chức, nhân lực TYTX Nghiên cứu của chúng tôi tại 3 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình cho thấy, 100% số xã có TYT, trong khi đó, trong cả nước vẫn còn khoảng 1% số xã chưa có cơ sở mà trạm y tế phải sử dụng nhờ nhà dân hoặc cơ quan khác. Thậm chí trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng tại 4 tỉnh, thành phố (Hà Giang, Hà Nội, Kon Tum, Trà Vinh) tỷ lệ xã có TYT giao động từ thấp nhất là 88,5% ở Trà Vinh đến cao nhất là là 99,8% ở Hà Nội và tại Tây Nguyên- nơi được đầu tư trọng điểm tỷ lệ TYTX có cơ sở riêng đạt 95,1%. Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế xã trong nghiên cứu còn thấp, đạt 40,82% xã, thấp hơn nhiều so với trung bình toàn quốc cùng năm 2015 là 60%, song tương tự như các tỉnh trong cùng khu vực (Tây Bắc đạt: 40,2%). Tỷ lệ số thôn, bản có NVYT hoạt động trong nghiên cứu cao hơn so với tỷ lệ trung bình toàn quốc, song thấp hơn nhiều so với các tỉnh cùng khu vực và các tỉnh Tây Nguyên. Tính đến 30/10/2011, cả nước bình quân có 5,9 cán bộ/trạm; số trạm có bác sỹ đạt 66,7%; có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi đạt 91,37%. Như vậy, so với các chỉ số trung bình toàn quốc năm 2011, các chỉ số về nhân lực y tế của 49 TYTX trong nghiên cứu đều cao hơn, cụ thể là: Bình quân có 6,1 NVYT/1 TYTX và có 79,6% số trạm có bác sỹ. Đồng thời cũng cao hơn so với kết quả của các nghiên cứu khác, như trong nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh trung bình NVYT/1TYTX là 5,0 người và tỷ lệ TYTX có bác sỹ là 42,3%. 4.1.1.2. Về thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ TYTX Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng số lượt KCB trung bình/tháng của 1 TYTX trong năm 2015 là 230 ± 147 lượt, trong đó KCB BHYT là 110±85 lượt chiếm tỷ lệ 47,83 ± 34,5%. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Bá Dụng tại Hải Phòng, nhưng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của nhóm Lê Tấn Hải cùng năm
  20. 20 2015 tại Đồng Tháp. Bình quân mỗi người dân khám bệnh tại TYTX là cao, đạt 1,6±0,9 lượt/người/năm, cao hơn hẳn so với các kết quả nghiên cứu khác của Lê Tấn Hải, Trần Thị Mai Oanh... Kết quả chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với kết quả của Trần Thị Mai Oanh. Công tác phòng, chống dịch bệnh của 49 TYTX ở Hòa Bình có nhiều tiến bộ: 71,4% xã có hệ thống cảnh báo phát hiện dịch dựa vào cộng đồng. 4.1.1.3. Về khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK cho nhân dân của TYTX Có thể khẳng định rằng, kết cấu hạ tầng 49 TYTX trong nghiên cứu của chúng tôi đã đạt được ở mức cao so với nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh, song kinh phí thường xuyên cho hoạt động gặp rất nhiều khó khăn như trong nghiên cứu của Trần Văn Lưu tại Khánh Hòa. 4.1.2. Về đánh giá TYTX của nhân viên y tế Có nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá TYTX, trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá TYTX thông qua chỉ số hài lòng của người dân và NVYT. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 46,80% NVYT đánh giá chất lượng hoạt động của TYT xã là tốt và rất tốt, đồng thời có tới 63,23% NVYT hài lòng với cơ chế chính sách về TYTX. Các chỉ số này cao hơn so với một số nghiên cứu khác của Trần Thị Mai Oanh, của Lê Thanh Nhuận. NVYT đánh giá cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của TYTX là phù hợp chiếm tỷ lệ khá cao và những ý kiến đánh giá trên là khá xác đáng. 4.1.3. Về đánh giá và sử dụng DVYT TYTX của người dân Đánh giá TYTX thông qua tỷ lệ hài lòng của người dân trong nghiên cứu của chúng tôi là 68,45%, tương đồng như nghiên cứu của Nguyễn Văn Thỏa, Đàm Khải Hoàn (2016) tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình (66%). 4.1.4. Về một số yếu tố liên quan đến TYTX địa bàn nghiên cứu Có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự hài lòng của NVYT và người dân đối với TYTX: 4 yếu tố liên quan đến sự hài lòng của NVYT và 32 yếu tố liên quan đến hài lòng của người dân với TYTX trong phân tích đơn biến; 18 yếu tố trong phân tích đa biến và 3 yếu tố khác là trạm có bác sỹ, có KCB BHYT và trạm đạt chuẩn. Hiện có ít nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người dân đối với
nguon tai.lieu . vn