Xem mẫu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trĩ có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng 55% ­ 86%. Điều trị phẫu thuật được đánh giá là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp nào là “Chuẩn vàng” mỗi phương pháp đều bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là tai biến, biến chứng, di chứng đôi khi khó khắc phục. Những hạn chế này là nguyên nhân chủ yếu, dẫn đến người bệnh không muốn đi khám và ngại chấp nhận điều trị bằng phẫu thuật cũng là sự quan ngại của phẫu thuật viên. Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler tên tiếng Anh là Transanal haemorrhoidal dearterialization (viết tắt là THD) do Pier Paolo Dalmonte (Italia) đưa ra vào năm 2007. Các động mạch trĩ được xác định bằng siêu âm Doppler rồi khâu thắt, lưu lượng máu đổ về búi trĩ giảm búi trĩ tự thu nhỏ thể tích. Các búi trĩ sa được cố định trở lại ở trong lòng ống hậu môn bằng các mũi khâu vắt. Trên thế giới phẫu thuật THD áp dụng phổ biến ở các nước châu Âu, Mỹ, châu Á. Ở Việt Nam phẫu thuật THD được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ từ năm 2009, với kết quả tốt bước đầu trên lâm sàng. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm, kỹ thuật, chỉ định, kết quả, sự ảnh hưởng đến chức năng hậu môn trực tràng của phương pháp này tại Việt nam. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler trong điều trị bệnh trĩ”. Nhằm hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm, kỹ thuật và chỉ định phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler trong điều trị bệnh trĩ. 2 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler trong điều trị bệnh trĩ và một số yếu tố liên quan đến kết quả. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã cho biết đặc điểm, kỹ thuật, chỉ định, kết quả, sự ảnh hưởng đến chức năng ống hậu môn trực tràng của phẫu thuật THD trong điều trị bệnh trĩ và một số yếu tố liên quan đến kết quả: THD là phẫu thuật ít xâm lấn, bảo tồn đệm hậu môn, không tạo vết thương hở do phẫu thuật, gồm 5 thì. Khó khăn, tai biến gặp ở thì 3 và 4, khônggặpở cácthì 1, 2và 5. Khókhăn gặp ở thì3:Tín hiệuDoppler mạch yếu (6,9%), khó lấy kim (6,9%, gãy mũi kim (0,8%), mũi kim mắc vào mép cửa sổ phẫu thuật (1,6%). Tai biến gặp ở thì 3: Tụ máu dưới niêm mạc (3,9%), rách niêm mạc trực tràng (0,8%). Khó khăn gặp ở thì 4: Không rút được chỉ (2,3%), đứt chỉ (5,4%), lỏng chỉ (0,8%). Tai biến gặp ở thì 4: Tụ máu dưới niêm mạc (12,3%), rách niêm mạc trực tràng (8,5%). Chỉ định: Phẫu thuật THD chỉ định cho trĩ ở độ 3 thể búi, độ 3 thể vòng, độ 4 thể búi, độ 4 thể vòng. Kết quả gần: Đau ít (85,4%), bí tiểu (23,7%), không gặp chảy máu sau mổ hay tử vong. Kết quả xa: Tái phát trĩ (11,7%), có da thừa hậu môn (17,1%), chức năng cơ thắt hậu môn không bị ảnh hưởng, chức năng trực tràng được cải thiện, không gặp mất tự chủ hay hẹp hậu môn. Kết quả chung: Tốt (72,1%), trung bình (23,4%), xấu (4,5%). Một số yếu tố liên quan đến kết quả: Mức độ đau sau mổ tăng khi số mũi khân nâng cố định niêm mạc: ≥ 6. Bí tiểu tăng khi số mũi khân nâng cố định niêm mạc ≥ 4. Tỷ lệ có da thừa hậu môn sau mổ ở trĩ độ 4 cao hơn độ 3, thể vòng cao hơn thể búi. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 116 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục), với 4 chương, 24 bảng, 15 biểu đồ, 15 hình, 8 ảnh, có 154 tài liệu tham khảo (tiếng Việt 26 và tiếng Anh 128). Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 34 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang, 3 kết quả nghiên cứu 24 trang, bàn luận 32 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý hậu môn trực tràng ứng dụng trong phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler 1.1.1. Trực tràng: Theo các nhà phẫu thuật, giới hạn trên ngang mức mỏn nhô xương cùng và giới hạn dưới là vòng hậu môn trực tràng, theo các nhà giải phẫu thì giới hạn trên ngang đốt sống xương cùng 3 và giới hạn dưới là đường lược. Thành trực tràng gồm: Bao thớ thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, niêm mạc. 1.1.2. Ống hậu môn: Có cấu trúc giải phẫu chức năng sinh lý phức tạp, đảm bảo chức năng tự chủ và đại tiện, dài ở nam và ngắn hơn ở nữ. Theo các nhà phẫu thuật, OHM phẫu thuật giới hạn từ vòng hậu môn trực tràng tới bờ ngoài ống hậu môn, dài khoảng 4 cm. Theo các nhà giải phẫu, OHM giải phẫu giới hạn từ đường lược tới bờ ngoài hậu môn, dài khoảng 2 cm. * Lớp niêm mạc: Phần niêm mạc ở trên đường lược có nguồn gốc từ nội bì (endoderm), phần da ở dưới đường lược có nguồn gốc từ ngoại bì (ectoderm). Đường lược là di tích tiếp nối giữa nội bì và ngoại bì, mốc giải phẫu quan trọng dễ nhận biết trên lâm sàng. Niêm mạc ở trên đường lược nhạy cảm với cảm giác căng. Phần da ở dưới đường lược thuộc loại biểu mô lát tầng không sừng hóa, không có nang lông và các tuyến, cao khoảng 1cm, nhẵn, mỏng, màu xanh xám, căng, nhạy cảm với các tác nhân đau, nóng, lạnh, nhận biết tính chất phân (rắn, lỏng, khí), chi phối bởi nhánh trực tràng dưới của thần kinh thẹn, vùng này có vai trò quan trọng trong duy trì chức năng sinh lý của ống hậu môn. * Lớp dưới niêm mạc: Chứa nhiều mạch máu, thần kinh, bạch mạch và các đệm hậu môn nằm ở khoang dưới niêm mạc. Đệm hậu môn(Anal cushion): là cấu trúc giải phẫu bình thường của ống hậu môn, tạo nên 15% ­ 20% áp lực nghỉ của ống hậu môn, giúp đóng kín lỗ hậu môn. Do ảnh hưởng của tuổi, lực hút của trái đất, 4 các áp lực khác trong khung chậu có thể làm đứt, yếu các sợi cơ niêm, sự ứ máu tại đệm hậu môn gây chảy máu từ các đệm hậu môn hoặc đệm hậu môn bị sa ra ngoài ống hậu môn, tình trạng này được gọi là bệnh trĩ. Việc phẫu thuật cắt bỏ các đệm hậu môn có thể gây ảnh hưởng tới chức năng tự chủ hậu môn ở các mức độ khác nhau. Do đó bảo tồn đệm hậu môn đã được đặt ra trong các phương pháp điều trị bệnh trĩ. * Cơ thắt trong hậu môn: Là phần dày lên ở tận cùng của lớp cơ vòng trực tràng, bao quanh 3/4 trên ống hậu môn, cao khoảng 2,5 – 4 cm, dày 0,3 ­ 0,5 cm, màu trắng ngà. Cơ thắt trong không đóng kín được hoàn toàn ống hậu môn. * Cơ thắt ngoài hậu môn: Là khối cơ vân, hình trụ, bao quanh bên ngoài cơ thắt trong hậu môn. * Cơ dọc dài phức hợp: Hình thành từ sự kết hợp các sợi của lớp cơ dọc trực tràng với cơ nâng hậu môn. Ở ngang mức vòng hậu môn trực tràng tiếp tục đi xuống giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài hậumôn. 1.1.3. Động mạch * Động mạch trực tràng trên: Cấp máu chính cho các đệm hậu môn, trung bình có từ 5 – 8 phân nhánh. Tuy nhiên số lượng, độ dài, đường kính, sự phân bố xung quanh ống hậu môn trực tràng khác nhau ở từng cá thể. Gồm những động mạch trĩ thẳng chạy vào lớp dưới niêm mạc khi cách vòng hậu môn trực tràng khoảng 1­2 cm nên đây là vị trí tốt nhất để khâu thắt động mạch trĩ ở phẫu thuật THD. Những động mạch xiên đi qua thành trực tràng ở ngang mức các đệm hậu môn nên không thể khâu thắt được trong phẫu thuật THD, điều này đã giải thích cho sự vẫn tồn tại của các đệm hậu môn mà không bị hoại tử sau khi các động mạch trĩ thẳng đã được khâu thắt. Đường kính trung bình của các phân nhánh động mạch trĩ trên đổ về đệm hậu môn ở người bình thường là 0,92 ± 0,15 mm và lưu lượng dòng máu là 11,9 cm/giây. * Động mạch trực tràng dưới: Cấp máu cho cho cơ thắt trong, cơ thắt ngoài, cơ nâng hậu môn và lớp niêm mạc ống hậu môn. * Động mạch trực tràng giữa: Đi vào phần thấp của trực tràng ngang mức sàn chậu, sự tồn tại của động mạch trực tràng giữa còn chưa thống nhất. 5 1.1.4. Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch trĩ trên, giữa và dưới, bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng ( trĩ nội, trĩ ngoại). 1.1.5. Sinh lý tự chủ và đại tiện * Tự chủ hậu môn: Khi phân đi xuống trực tràng gây tăng áp lực và thể tích bóng trực tràng, đã kích thích bộ phận nhận cảm áp lực để từ đó gây ra các phản xạ tự chủ hậu môn (phản xạ ức chế, phản xạ bảo vệ). * Đại tiện: Ống hậu môn với chức năng sinh lý chính là đào thải phân bằng động tác đại tiện. 1.1.6. Sinh lý tiểu tiện: Thể tích nước tiểu trong bàng quang khi đạt một mức nhất định sẽ tạo ra một áp suất đủ mạnh tạo phản xạ tiểu tiện. Khi đó cơ thắt cổ bàng quang mở, cơ thành bàng quang co bóp để tốngnước tiểurangoài. 1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ: Hai thuyết được chấp nhận và không loại trừ được lẫn nhau, là thuyết mạch máu và thuyết trượt xuống của lớp lót lòng ống hậu môn. * Thuyết mạch máu * Thuyết trượt xuống của lớp lót ống hậu môn Theo Aigner F.(2006),(2009), đường kính trung bình động mạch trĩ ở bệnh nhân trĩ gấp 2 lần người bình thường, lưu lượng máu đổ về đệm trĩ ở bệnh nhân trĩ cao gấp 3 lần so với người bình thường. Tác giả cho rằng, sự tăng lưu lượng dòng máu đổ về đệm trĩ là nguyên nhân gây bệnh trĩ hơn là hậu quả của bệnh trĩ. Lưu lượng máu vào và ra qua đám mạch trĩ được điều hòa bằng hệ cơ thắt nội mạch, khi sự điều hòa giữa lượng máu chảy vào và ra bị rối loạn là yếu tố gây bệnh trĩ. 1.3. Giải phẫu bệnh học đệm hậu môn ở bệnh nhân trĩ: Giãntĩnh mạch, tăng số lượng với thành mạch mỏng gồm 2 đến 3 lớp tế bào, huyết khối, tổn thương thoái hóa sợi collagen và mô sợi liên kết, tổn thương đứt xoắn vặn các sợi cơ niêm (Treitz´s muscle), phản ứng viêm cấp ở thành mạch gặp ở những trường hợp trĩ tắc mạch gây thiếu máu cục bộ gây viêm loét ở lớp niêm mạc, hình thành mạch tân tạo, xuất hiện các enzym và hóa chất trung gian hình thành trong quá trình thoái hóa sợi collagen và mô sợi liên kết. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn