Xem mẫu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

CHU HỒNG THẮNG

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Ở NGƯỜI NÙNG TRƯỞNG THÀNH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và TCYT
Mã số: 62.72.01.64

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thái Nguyên, năm 2017

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Dương Hồng Thái
2. TS Trịnh Văn Hùng

Phản biện 1: ...................................................................
........................................................................................
Phản biện 2: ...................................................................
........................................................................................
Phản biện 3: ..................................................................
........................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Đại học tại Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên
Vào hồi ............... giờ, ngày ........ tháng ........ năm 20........

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
Thư viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái, Trịnh Văn Hùng (2015),
"Một số nguy cơ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành
tại Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành, số 2 (950), tr.6771.
2. Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái, Trịnh Văn Hùng (2015),
"Huy động cộng đồng truyền thông thay đổi hành vi dự
phòng tăng huyết áp cho người Nùng ở xã Văn Hán huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành, số 2
(952), tr.98-103
3. Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái, Trịnh Văn Hùng (2016),
"Dịch tễ học tăng huyết áp ở người dân tộc Nùng tại tỉnh
Thái Nguyên năm 2012", Tạp chí Y học thực hành, số 9
(1022), tr.184-187.

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Tăng huyết áp là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con
người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu trong bệnh
tim mạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới tỷ lệ mắc tăng
huyết áp khoảng 10 - 15% dân số và ước tính đến 2025 vào khoảng
29%. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị
hoá, tỷ lệ bệnh tăng huyết áp cũng ngày một tăng cao. Nghiên cứu
của Viện Tim mạch Việt Nam tại cộng đồng cho thấy sự gia tăng
tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên trong cộng đồng tăng từ
11,7% năm 1992, lên 16,3% năm 2002 (ở 4 tỉnh phía Bắc) và 27,2%
năm 2008 (cả nước), cao ngang hàng với các nước trên thế giới. Theo
Tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có
thể làm giảm được 80% tăng huyết áp. Can thiệp càng sớm vào quá
trình phát triển tăng huyết áp thì càng ít tốn kém và hiệu quả cao.
Người Nùng là một trong 53 dân tộc ít người ở Việt Nam.
Người Nùng có những nét văn hóa riêng, có nhiều phong tục tập
quán trong đó còn có những tập quán không tốt cho sức khỏe, ảnh
hưởng đến THA. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người
dân tộc Nùng khá cao (tới 25,5% người cao tuổi).Vấn đề tăng huyết
áp của người dân tộc Nùng có thể khác với người kinh và người dân
tộc thiểu số khác bởi các yếu tố văn hóa như phong tục tập quán lối
sống liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Vậy thực trạng tăng
huyết áp của người Nùng trưởng thành ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
ra sao? Yếu tố nào là nguy cơ tăng huyết áp của người Nùng ở Thái
Nguyên? Và giải pháp nào để phòng chống tăng huyết áp cho người
Nùng ở Thái Nguyên? Do đó, nghiên cứu đáp ứng 3 mục tiêu sau:

2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1- Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành
(25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012.
2- Xác định một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người Nùng
trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên.
3- Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống
tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại một xã của
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Là nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học tăng huyết áp ở người
Nùng trưởng thành ở miền núi phía Bắc. Với kết quả cho thấy tỉ lệ
tăng huyết áp của người Nùng trưởng thành là 18,7%, nhưng 70,%
mức độ nhẹ. Phân bố tăng huyết áp: 30,6% lứa tuổi 55-64, 20,4%
nam giới, 16,9% nữ; 32,0% công chức viên chức, 20,2% trình độ từ
tiểu học trở xuống. Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người
Nùng trưởng thành (25- 64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên: Người Nùng
có những yếu tố nguy cơ cao như thói quen uống nhiều rượu
OR=2,04 (1,28-3,25), ăn mặn OR=4,2 (2,46 - 7,21), nước chấm mặn
OR = 1,59 (1,03 - 2,47), thích ăn nhiều mỡ OR=8,8 (5,4-14,4), ăn
nhiều thức ăn xào, rán OR = 1,53 (1,01 - 2,31), hút thuốc lá OR=2,19
(1,33 - 3,64).
2. Đề xuất được một số giải pháp can thiệp phòng chống THA
ở người Nùng trưởng thành tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên. Ý kiến chung của cộng đồng là: Giải pháp can thiệp
đạt hiệu quả cao, có ý nghĩa, dễ thực hiện và có khả năng thực hiện
cũng như duy trì bền vững. Kết quả thực hiện một số giải pháp can
thiệp:

nguon tai.lieu . vn