Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH QUANG HÀ

di d©n tù do n«ng th«n - ®« thÞ
víi trËt tù x· héi ë Hµ Néi
Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số

: 62 31 30 01

tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ X· HéI HäC

Hµ Néi - 2014

C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh
t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc:

1. GS. TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN
2. PGS.TS PHẠM XUÂN HẢO

Ph¶n biÖn 1:

Ph¶n biÖn 2:

Ph¶n biÖn 3:

LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc
viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh.
Vµo håi giê

ngµy th¸ng

n¨m 2014

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia
vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến, mang tính quốc gia và quốc
tế. Di dân diễn ra trong phạm vi không gian, thời gian với hình thái cụ thể
khác nhau. Trong các dòng di dân đó có di dân tự do nông thôn - đô thị.
Trong những năm gần đây, cũng như một số thành phố khác trên đất
nước ta, thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng
người di dân tự do đến tìm kiếm việc làm, sinh sống nhiều nhất.
Dân di cư tự do đến khu vực nội thành Hà Nội chủ yếu từ vùng nông
thôn của Hà Nội và vùng nông thôn của các tỉnh thuộc đồng bằng sông
Hồng. Họ gồm đủ các lứa tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp, trình độ học
vấn; làm đủ nghề tùy thuộc vào năng lực, sức khỏe, thói quen, truyền thống
của địa phương và mạng quan hệ xã hội của mỗi người, nhóm người di cư.
Di dân tự do tạo áp lực lớn về các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực
nội thành Hà Nội. Có nghiên cứu cho rằng, những người di dân tự do gây
khó khăn cho công tác quản lý hành chính, quản lý con người, gây nên
những khó khăn trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm; là
một yếu tố gây nên sự nhức nhối, bức xúc trong xã hội đô thị, gia tăng sự
mất ổn định về trật tự xã hội.
Những năm vừa qua, Hà Nội đã tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo,
tiến hành công tác quản lý người di cư tự do đến khu vực nội thành, tạo
điều kiện cho họ về việc làm và ổn định sinh hoạt, đấu tranh ngăn chặn các
hành vi vi phạm trật tự xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý dân di cư tự do
từ nông thôn đến khu vực nội thành còn nhiều bất cập; tình hình vi phạm
trật tự xã hội trong người di cư tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành
còn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Trước xu hướng gia tăng di dân tự do nông thôn - đô thị cần phải
triển khai nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Hiện trạng di dân tự do nông
thôn - đô thị diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? Di dân
tự do nông thôn - đô thị tác động đến trật tự xã hội ở Hà Nội như thế nào
(mức độ, quy mô, tính chất? Loại hình (hình thái) di dân tự do nông thôn
- đô thị nào tác động nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội
hiện nay? Nhóm nhân khẩu dân di cư tự do nông thôn - đô thị nào ảnh
hưởng nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội hiện nay?

2
Để trả lời những câu hỏi nêu trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề
tài: “Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn di dân tự do nông thôn - đô
thị với trật tự xã hội ở Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản
nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật
tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1, Làm rõ một số vấn đề lý luận về di dân tự do nông thôn - đô thị với
trật tự xã hội ở Hà Nội. 2, Khảo sát, đánh giá thực trạng về di dân tự do
nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện
nay. 3, Phân tích những yếu tố tác động, xác định những vấn đề đặt ra và đề
xuất giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông
thôn - đô thị đến trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Di dân tự do nông thôn - đô với trật tự xã hội ở đô thị hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Người dân nông thôn di cư tự do đến các quận nội thành thành phố Hà Nội.
- Cán bộ công an các phường nội thành thành phố Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tương quan
giữa di dân tự do nông thôn - đô thị với công tác quản lý đô thị, trật tự giao
thông, tội phạm và các tệ nạn xã hội. Trong các nhóm di dân tự do nông
thôn - đô thị, luận án chỉ nghiên cứu nhóm di dân tạm thời và di dân mùa
vụ, trong đó di dân mùa vụ hàm chứa di dân con lắc, không nghiên cứu
nhóm di dân tự do nông thôn - đô thị đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại các
quận nội thành Hà Nội.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu. Các quận nội thành (nơi dân di
cư tự do đến): Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến 2012; thời điểm
khảo sát thực tiễn: năm 2013.

3
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, quán triệt và vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về di dân, trật tự và an sinh xã hội để phân tích di dân tự do nông
thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị.
- Ứng dụng lý thuyết xã hội học về sai lệch xã hội và mạng lưới xã
hội, lý thuyết về di dân trong nghiên cứu về di dân tự do nông thôn - đô thị
với trật tự xã hội ở đô thị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Thu thập, phân tích số liệu, tài liệu về di dân tự do từ nông thôn đến
khu vực nội thành Hà Nội và các báo cáo về trật tự xã hội trên địa bàn Hà
Nội từ năm 2001 đến 2012; tập trung chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2012.
4.2.2. Phỏng vấn sâu
- 20 cán bộ, công an phường các quận nội thành Hà Nội.
- 20 người dân di cư tự do từ nông thôn đang làm ăn sinh sống tại chợ
đầu mối Long Biên, bến xe Lương Yên và trên đường phố quận nội thành.
4.2.3. Điều tra bằng phiếu
- Điều tra bằng phiếu đối với 400 người dân nông thôn di cư đến các
quận nội thành thành phố Hà Nội ở các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống
Đa, Hai Bà Trưng. Số lượng phiếu được xử lý 376.
5. Giả thuyết nghiên cứu, biến số, khung phân tích
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: Di dân tự do nông thôn - đô thị làm gia tăng
xung đột về trật tự xã hội ở khu vực nội thành thành phố Hà Nội hiện nay.
Giả thuyết thứ hai: Đặc điểm nhân khẩu (giới tính, lứa tuổi, học vấn),
của di dân tự do nông thôn - đô thị chi phối đến mức độ, tính chất hành vi
vi phạm trật tự xã hội đô thị của nhóm xã hội này.
Giả thuyết thứ ba: Việc làm, hình thái di dân tự do nông thôn - đô thị chi
phối đến mức độ, tính chất hành vi vi phạm trật tự xã hội của nhóm xã hội này.
5.2. Biến số
Biến độc lập: Giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, việc làm, hình thái
di cư của dân di cư tự do nông thôn - đô thị.

nguon tai.lieu . vn