Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ ĐÀO

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC
CỦA NGƢỜI PHÙ LÁ Ở TÂY BẮC VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN GIAN
Mã số: 62 22 01 30

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2016

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa hoc:
1. PGS. TS. Trương Thị Minh Hằng
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Dương

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đức Ngô
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại: Học viện Khoa học Xã hội
...................giờ..............ngày................tháng .............

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thư viện Học viện Khoa học xã hội

-

Thư viện Quôc gia Việt Nam

năm 2016

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Hoàng Đào (2007), “Lược khảo các hoa văn trên vải trang trí
trang phục của một số dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai”, Nghiên cứu
Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, tr. 446-467, HN.
2. Hoàng Thị Đào (2007), “Trang phục truyền thống của phụ nữ
Xá Phó - Lào Cai”, Nghiên cứu Mỹ thuật, Viện Mỹ thuật, số 2(22),
tr. 52-61, HN.
3. Hoàng Đào (2010), “Biểu tượng và ý nghĩa trang trí trên trang
phục phụ nữ Xá Phó ở Châu Quế Thượng - Văn Yên - Yên Bái”,
Nghiên cứu Mỹ thuật, Viện Mỹ thuật, số 4(36), tr. 45-50, HN.
4. Hoàng Đào (2011), “Trang trí trên trang phục của phụ nữ Xá Phó
ở Tây Bắc, Việt Nam”, Văn hoá Dân gian, Viện Nghiên cứu Văn hoá - Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam, số 3(135), tr. 24-33 , HN.
5. Hoàng Thị Đào (2015), “Trang phục truyền thống của phụ nữ
Phù Lá ở Văn Yên, Yên Bái”, Nghiên cứu Văn hoá, Trường ĐH Văn
hoá Hà Nội, số 12(tháng 6), tr. 62-67, HN.
6. Hoàng Đào (2015), “Biểu tượng và ý nghĩa trang phục phụ nữ
Phù Lá”, Nghiên cứu Mỹ thuật, Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, số 2
(06), tr. 59-63; số 3(07), tr.47-54,HN.
7. Hoàng Thị Đào (2015), “Tạo dáng và trang trí trang phục phụ
nữ Phù Lá (Nhóm Pu La ở Tây Bắc Việt Nam)” Văn hoá nghệ thuật,
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, số 374(tháng 8), tr. 77-83, HN.
(* Hoàng Đào là bút danh của Hoàng Thị Đào)

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có hơn 54 tộc người, trong đó Phù Lá là
một dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Tây Bắc. Ở
Tây Bắc, người Phù Lá có hai nhóm địa phương Pu La và Xá Phó sống
tập trung nhất ở tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu.
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa… toàn cầu, vấn
đề nghiên cứu bản sắc văn hoá, nghệ thuật trang trí trên trang phục
truyền thống của người Phù Lá đang còn bỏ ngỏ. Do vậy, việc xác định
văn hoá của tộc người trong cộng đồng dân tộc anh em và trong quá
trình hội nhập biến đổi là việc làm cần thiết.
Trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Việt Nam
có những sắc thái văn hoá riêng biệt. Ở người Phù Lá cũng vậy, nghệ
thuật trang trí trên trang phục có nhiều hình thức biểu đạt độc đáo. Căn
cứ vào trang phục những cư dân đồng tộc, khác tộc có thể nhận diện;
Trang phục và những biểu hiện trang trí trên đó còn là thông điệp giúp
nhận định địa bàn sinh trú của các nhóm trong cùng tộc người.
Nghiên cứu trang phục, nghệ thuật trang trí trên trang phục của các
tộc người thiểu số nói riêng là việc làm cần thiết để góp phần vào tìm
hiểu sắc thái văn hoá tộc người. Căn cứ vào nghệ thuật trang trí trên trang
phục, chúng ta có thể tìm về những vấn đề liên quan đến phong tục tập
quán, môi trường sống, tư duy thẩm mỹ, tâm thức… của người Phù Lá.
Vấn đề nghiên cứu văn hoá tộc người Phù Lá ở Việt Nam đã có
nhiều học giả, các nhà khoa học nghiên cứu nhưng về nghệ thuật trang
trí trên trang phục của người Phù Lá thì chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách tổng thể và chuyên sâu.
Trong bối cảnh hiện nay, văn hoá dân gian các tộc người đang là
những giá trị góp phần giữ gìn bản sắc của họ, góp phần vào sự phát
triển kinh tế xã hội và đời sống tinh thần của người dân mà nổi bật là

1

phát triển kinh tế trong văn hoá và văn hoá trong kinh tế tộc người, du
lịch văn hoá… Đó là những lý do cấp thiết để chúng tôi lựa chọn “Nghệ
thuật trang trí trên trang phục của người Phù Lá ở Tây Bắc Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp tư liệu một cách có hệ thống về nghệ thuật trang trí trang
phục các nhóm Phù Lá để phác dựng nên những nét đặc trưng trong
trang trí trang phục của người ở Tây Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu các mẫu hoạ tiết, đồ án trang trí, mô típ hoa văn, cách
thức dệt vải, may vá, tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng trong trang trí trên
trang phục của người Phù Lá.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Góp phần bảo tồn văn hoá tộc người, khai thác những giá trị mỹ
thuật, văn hoá, giá trị kinh tế trong văn hoá và văn hoá trong kinh tế của
tộc người.
Trên cơ sở nghệ thuật trang trí trên trang phục xác định giá trị nghệ
thuật, văn hoá, cảm quan thẩm mỹ trong đời sống và tâm thức của tộc
người Phù Lá.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền
thống của các nhóm trong tộc người Phù Lá ở Tây Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai
Châu, Điện Biên, trong đó chủ yếu tập trung ở Lào Cai
Về thời gian: Trang phục được người dân sử dụng và lưu giữ từ
khoảng những năm 70 của thế kỷ XX đến 2015.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận

2

nguon tai.lieu . vn