Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUỆ

TH¤NG TIN CHÝNH TRÞ - X· HéI VíI VIÖC
RA QUYÕT §ÞNH CñA §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT
CÊP C¥ Së VïNG §åNG B»NG S¤NG HåNG HIÖN NAY
Chuyên ngành

: CNDVBC & CNDVLS

Mã số

: 62 22 80 05

tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

Hµ Néi - 2014

C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh
t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS TRẦN VĂN PHÒNG

Ph¶n biÖn 1:

Ph¶n biÖn 2:

Ph¶n biÖn 3:

LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn
häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh.
Vµo håi

giê ngµy th¸ng

n¨m 201

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia
vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thông tin là một trong những nhu cầu sống còn của con người, để tồn
tại và phát triển con người không thể thiếu thông tin. Ngày nay, thông tin
(Information) cùng với con người (Men), máy móc (Machines), vật liệu
(Materials), vốn (Money) đã trở thành những nguồn tài nguyên không thể
thiếu trong quá trình phát triển xã hội. Đặc biệt với sự xuất hiện của thông
tin đã tạo ra một sự thay đổi lớn mang tính cách mạng về phương thức làm
việc cũng như quá trình phát triển của thế giới công nghiệp mà yếu tố dẫn
đạo là kinh tế tri thức. Thông tin đã trở thành một trong những lực lượng
sản xuất vật chất quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các
quốc gia.
Hiện nay, việc nghiên cứu thông tin ở nước ta vẫn là một công việc
mới mẻ, hấp dẫn và phức tạp, vì đối tượng của nó đã và đang trở thành
thành đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao cho các khoa học cụ thể
như: triết học, kinh tế học, chính trị học.... Dù vậy, thực tế cho thấy, chúng
ta có rất ít kinh nghiệm và thành quả của các nhà khoa học đi trước để lại.
Vấn đề này đã tạo nên tính cấp thiết và tính hấp dẫn của việc nghiên cứu.
Trong khi đó, xã hội càng phát triển, tác động của thông tin càng lớn. Ở
mỗi lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau chúng ta sẽ chịu sự tác động
chủ yếu của một loại hình thông tin nhất định. Đối với hoạt động lãnh đạo,
quản lý của đội ngũ CBCC (cán bộ chủ chốt) các cấp nói chung và cấp cơ
sở nói riêng, bên cạnh việc chịu sự tác động của các loại hình thông tin
khác, thì loại hình thông tin chính trị - xã hội luôn đóng vai trò quan trọng.
Điều này, được thể hiện trực tiếp trong việc ra quyết định - khâu quan

2
trọng nhất trong chu trình hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBCC
cấp cơ sở. Hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBCC cấp cơ
sở phụ thuộc nhiều vào chất lượng ra quyết định. Trong đó, thông tin
chính trị - xã hội vừa là căn cứ, vừa là một phần nội dung của quyết định
mà thiếu nó CBCC sẽ không đủ điều kiện để ra quyết định đúng, sát thực
với chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
cũng như không thể đưa ra phương án giải quyết triệt để các mâu thuẫn sự
việc phát sinh ở cơ sở.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có vị trí chiến lược quan trọng đối với
sự phát triển của cả nước. Điều này, đòi hỏi sự cần thiết phải nâng cao chất
lượng các quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH. Một trong
những chìa khóa dẫn đến hiệu quả các quyết định đó là việc sử dụng tính
hiệu dụng của loại hình thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định
của đội ngũ này. Vì, thông tin chính trị - xã hội sẽ là cơ sở, điều kiện cần
thiết để tiến hành quản lý xã hội; tùy theo chất lượng nó có thể đẩy nhanh
hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng quyết
định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội. Với ý
nghĩa đó, thông tin chính trị - xã hội giúp cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở ra
được quyết định có tính khả thi cao, được ban hành đúng lúc, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn đặt ra.
Tuy nhiên tính khả thi, tính khoa học của quyết định mà đội ngũ
CBCC cấp cơ sở đưa ra lại phụ thuộc nhiều vào năng lực tiếp nhận, xử
lý thông tin nhằm làm cho thông tin chính trị - xã hội đã thu nhận được
trở thành tri thức để áp dụng vào hoạt động lãnh đạo quản lý. Trên thực
tế, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, việc tiếp
nhận và xử lý các nguồn thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết

3
định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở ĐBSH còn nhiều hạn chế, dẫn đến
hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở chưa cao. Đây đang là
một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng
ĐBSH, đặc biệt là khi chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào
mọi mặt của đời sống quốc tế.
Làm thế nào để phát huy được vai trò của thông tin chính trị - xã hội
trong việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở hiện nay đang là vấn
đề bức xúc. Điều mà chúng ta cần làm hiện nay là trang bị cho đội ngũ cán
bộ những kỹ năng và kiến thức để làm chủ thông tin. Tức là giúp họ rèn
luyện kỹ năng nhận dạng nhu cầu thông tin bản thân, định vị nguồn thông
tin phù hợp với những nhu cầu đó, tổ chức nguồn thông tin tìm được một
cách hợp lý, thẩm định nguồn thông tin đã được lựa chọn, và sử dụng thông
tin đó trong việc ra quyết định của mình. Để từ đó có một quyết định kịp
thời, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Từ nhận thức này, tác giả đã lựa chọn vấn đề: Thông tin chính trị xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng
đồng bằng sông Hồng hiện nay, làm luận án tiến sĩ triết học. Đề tài này
vừa có ý nghĩa là một đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, vừa góp phần giải
quyết các vấn đề thực tiễn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
vùng cũng như đối với công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Dưới góc độ tiếp cận triết học, luận án phân tích làm rõ những vấn đề
lý luận và thực tiễn phát huy vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong
việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở đồng bằng sông Hồng, từ
đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả

nguon tai.lieu . vn