Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ CHIÊN

NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 03 02

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu
2. PGS,TS. Đặng Quang Định

Phản biện 1: ..................................................................
...............................................................

Phản biện 2: ..................................................................
...............................................................

Phản biện 3: ..................................................................
...............................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự phát triển của xã hội loài người
là sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Xét đến cùng, lực lượng sản xuất
chính là yếu tố quyết định mọi sự thay đổi của các kinh tế - xã hội đó. Lực lượng sản
xuất được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó người lao động là yếu tố quyết định.
Mặc dù ngày nay, khoa học - công nghệ đã có bước phát triển mạnh mẽ, khoa học đã
từng bước trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhưng có thể khẳng định, người lao
động vẫn là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
Vận dụng quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng nhấn mạnh trước hết đến sự phát triển
lực lượng sản xuất để tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế
tri thức và hội nhập quốc tế; Đảng ta đã đưa ra quan điểm phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất, nhất là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.
Trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, Đảng ta đặc biệt ưu tiên phát triển
nhân tố người lao động, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao. Đây được coi là một trong ba khâu đột phá chiến lược, góp phần phá vỡ những
“điểm nghẽn” đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta nói riêng và
phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đại hội XI xác định phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Quan điểm này tiếp tục được
Đại hội XII nhấn mạnh thêm thông qua việc thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính
sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, mặc dù đội ngũ người lao động tham gia vào quá trình
sản xuất vật chất ở nước ta ngày càng tăng lên về số lượng; được cải thiện về thể lực;
nâng cao về trình độ, tay nghề, có đóng góp lo lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, người lao động ở
nước ta còn nhiều bất cập. Nhìn chung, sức khỏe, thể lực còn kém; trình độ, tay nghề

2

còn thấp; ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái chưa cao, tính tích cực trong lao động sản xuất chưa được phát huy
một cách tối đa… Những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam như nền kinh tế chủ yếu vẫn phát triển
theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài
nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa vào tri thức và khoa học công nghệ, thiếu
nhiều lao động có kỹ năng, năng suất lao động thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa
cao, đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Ngoài ra, những hạn chế đó còn tạo ra
những rào cản đáng kể khi người lao động nước ta tham gia vào thị trường lao động
thế giới cũng như các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Do vậy, để hiện
đại hóa nền sản xuất xã hội, một trong những vấn đề cốt lõi nhất, cần được ưu tiên
hàng đầu là phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại, tạo
ra bước đột phá để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững cho đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn vấn đề “Nhân tố người lao động trong phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong
luận án tiến sĩ triết học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhân tố người lao động trong lực lượng sản
xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ
bản để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện
đại ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được được mục tiêu trên, luận án thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể
sau:
Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến lực lượng sản
xuất hiện đại, nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại;
Hai là, làm rõ khái niệm và đặc điểm của lực lượng sản xuất hiện đại; vai trò
và yêu cầu của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại;

3

Ba là, phân tích thực trạng của nhân tố người lao động trong phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện là ưu điểm và hạn chế;
đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó;
Bốn là, đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản để phát triển nhân tố
người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam
trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân tố người lao động với tư cách là yếu
tố cấu thành của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Luận án giới hạn trong phạm vi khảo sát,
phân tích thực trạng người lao động là công nhân trong các doanh nghiệp, các cơ sở
sản xuất kinh doanh vì lực lượng lao động này chiếm tỷ lệ lớn và cũng phản ánh nét
đặc trưng cơ bản về trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.
- Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu: nhân tố người lao động ở Việt
Nam từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng sản
xuất, về vai trò của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất. Luận
án cũng dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính
sách, pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển nhân tố
con người nói chung và phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất
hiện đại. Ngoài ra, luận án cũng kế thừa giá trị của những công trình nghiên cứu
trước đó những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như phương pháp trừu tượng hóa

nguon tai.lieu . vn