Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HIỆP THƢƠNG

KỸ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Chuyªn ngµnh: t©m lý häc chuyªn ngµnh
M· sè

: 62 31 80 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

hµ néi – 2016

Công trình được hoàn thành tại: Häc viÖn Khoa häc x· héi
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan
PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn

Phaûn bieän 1: ……………………………………………………………………
Phaûn bieän 2: ……………………………………………………………………
Phaûn bieän 3: ……………………………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp:....................
họp tại: .............................................................................................................
Vào hồi.............giờ...........phút, ngày........tháng........năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện
- Thư viện

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
Bài báo:
1. Nguyễn Hiệp Thương (2013), Sự cần thiết phát triển dịch vụ tham vấn
gia đình tại Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc tế “ Nâng cao tính
chuyên nghiệp CTXH vì phát triển và hội nhập” NXB ĐHSP Hà Nội.
QĐXB số: 1213/QĐ-ĐHSPHN,ISBN,978604540353-2, tháng 11/2013,
trang 524-531
2. Nguyễn Hiệp Thương (2014), Dịch vụ tham vấn cho gia đình người
khuyết tật - một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Hội thảo khoa học quốc tế “
Thực tiễn và hội nhập trong phát triển CTXH ở Việt Nam” NXB Thanh
niên. Số ĐKKHXB: 2228-2014/CXB/09-77TN,ISBN,9786046415602,
tháng 11/2014, trang 165-174.
3. Nguyễn Hiệp Thương (2015), Thực trạng kỹ năng tham vấn chuyên biệt
cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, tạp chí tâm lý học
xã hội, số tháng 8 năm 2015, trang 105 - 111.
4. Nguyễn Hiệp Thương, Lưu Thị Thu Phương (2015), Thực trạng kỹ năng
tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, tạp chí
khoa học – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, số 60 (8A. Tr.45-57.
5. Nguyễn Hiệp Thương, Lưu Thị Thu Phương (2015), Phát triển dịch vụ
tham vấn gia đình trẻ tự kỉ- nhu cầu cấp thiết cần quan tâm,tạp chí Giáo
dục số đặc biệt 12/2015,Tr.69-71.
6. Nguyễn Hiệp Thương (2016), Một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ
năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên CTXH Tạp chí khoa
học – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, 60 (8A. Cuốn 61, số 2A, Tr.1120.
Các công trình khác:
7.

Nguyễn Hiệp Thương (biên soạn chương 1,2,3) (2014), Công tác Xã hội
với người khuyết tật, Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội. GPXB số: 06KH-XH/QĐ-NXB ĐHQGHN.
Năm 2014

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Số lượng trẻ em mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng một
cách nhanh chóng ở trên thế giới và Việt Nam, trở thành mối quan tâm đặc biệt
của toàn xã hội
1.2. Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ không chỉ khiến các em gặp nhiều khó
khăn, bất lợi trong cuộc sống mà còn gây ra rất nhiều những khó khăn, thách
thức cho gia đình các em, đặc biệt là trong lĩnh vực tinh thần, tình cảm.
1.3. Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp
những đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung và trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ
nói riêng.
1.4. Có nhiều nghiên cứu về tham vấn và kỹ năng tham vấn nhưng kỹ
năng tham vấn cho gia đình trẻ em mắc hội chứng tự kỷ của nhân viên công tác
xã hội còn khá ít ỏi và tương đối mới mẻ.
Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự
kỷ của nhân viên Công tác xã hội ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự
kỷcủa nhân viên công tác xã hội, các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến
kỹ năng tham vấn cho gia đình của nhân viên công tác xã hội. Trên cơ sở đó đề
xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với những gia đình này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và xác định những vấn đề lý luận về tham vấn; kỹ năng tham
vấn; kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội; các yếu
tố ảnh hưởng tới các kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công
tác xã hội.
- Khảo sát đánh giá thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn
cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội.
- Đề xuất một số biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm tác động
nâng cao một số kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công
tác xã hội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện của kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của
nhân viên công tác xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ thực hiện một số kỹ
năng tham vấn cơ bản và kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân viên công tác

2
xã hội khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ. Các kỹ năng tham vấn cơ bản bao
gồm: kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
thấu hiểu, kỹ năng phản hồi và các kỹ năng tham vấn chuyên biệt là kỹ năng
cung cấp thông tin, kỹ năng đương đầu, kỹ năng can thiệp, kỹ năng vận động và
kết nối nguồn lựa. Đồng thời phân tích một số yếu tố chủ quan và khách quan tác
động đến kỹ năng tham vấn của nhân viên công tác xã hội khi tham vấn cho gia
đình trẻ tự kỷ.
3.2.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Đề tài khảo sát trên hai nhóm khách thể là nhân viên công tác xã hội và
cha mẹ trẻ tự kỷ.
3.2.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở một số cơ sở trị liệu chăm sóc trẻ tự kỷ ở TP
Hà Nội (Trường mầm non Newstar – Ngôi sao sáng- 240 Trần Duy Hưng;
Trường mầm non Ánh Sao Mai – 69/255 Phố Vọng; Trung tâm Sao Biển –
ĐHSPHN – 136 Xuân Thủy.)
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
luận của tâm lý họa. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc hoạt động: Kỹ năng của con người được hình thành, phát triển
và thể hiện trong hoạt động, do đó khi nghiên cứu kỹ năng tham vấn cho gia đình
trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội cần nghiên cứu hoạt động của những nhân
viên công tác xã hội này để làm bộc lộ rõ kỹ năng tham vấn của họ. Ở đây, kỹ
năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội được chúng tôi
tiến hành nghiên cứu thông qua hoạt động tham vấn thực tiễn của họ cho gia đình
trẻ tự kỷ – cho trẻ tự kỷ, cha mẹ và người chăm sóc trẻ tự kỷ…
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Kỹ năng của con người chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau, có các yếu tố chủ quan và có cả các yếu tố khách quan. Vì
vậy, trong luận án này, kỹ năng tham vấn được xem xét như là kết quả tác động
của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có
yếu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động mạnh, có
yếu tố tác động yếu. Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong từng hoàn
cảnh cụ thể là điều cần thiết. Vì vậy, trong nghiên cứu này, kỹ năng tham vấn cho
gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội được xem xét trong mối quan hệ
về nhiều mặt: mối tương quan giữa kỹ năng tham vấnnày và một số yếu tố chủ
quan (Sự say mê, hứng thú với công việc kỳ thị; Kiến thức chuyên môn được đào
tạo và kinh nghiệm thực tiễn; Tính tích cực, chủ động) và một số yếu tố khách
quan (Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ; Hình thức khuyến khích làm việc tại cơ
quan; Yêu cầu công việc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:

nguon tai.lieu . vn