Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT BÙI ĐỨC QUANG NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI VÙNG BIỂN ĐẢO BẠCH LONG VỸ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62.42.01.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH THÁI HỌC 2 Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguời hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Hồ Thanh Hải Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật TS. Hà Quý Quỳnh Ban Ứng dụng &TKCN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn TS. Trần Đình Lân PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Sinh thái và TNSV, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi 9 giờ 00 ngày 8 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu, phân tích đánh giá những biến đổi về cấu trúc, đặc trưng các kiểu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ dưới những tác động của điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu về đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ làm cơ sở xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học và chương trình quan trắc, nhằm quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ theo hướng phát triển bền vững là việc cần thiết. Nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án "Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững" để thực hiện. 2. Mục tiêu của luận án Xác định và đánh giá được những biến đổi theo thời gian về cấu trúc và chức năng, phân bố các hệ sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu để xác định được hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ. Đề xuất xây dựng được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 3. Nội dung nghiên cứu gồm: Các đặc trưng sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ; Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu đã có về hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ theo khung phân tích (PSBR); Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ và Xây dựng/Thiết kế chương trình quan trắc ĐDSH khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ. 4. Những điểm mới của luận án: 1) Những biến đổi theo thời gian về cấu trúc, chức năng các kiểu hệ sinh thái ở vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được đề cập; 2) Cơ sở dữ liệu ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được cập nhật, hệ thống hoá theo khung phân tích hiện trạng, áp lực, lợi ích và đáp ứng (PSBR); 3) Lần đầu tiên đề xuất được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm hỗ trợ công tác quản lý khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 5. Ý nghĩa của luận án 4 Ý nghĩa khoa học: Các dữ liệu, thông tin cập nhật về điều kiện môi trường và ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ trong luận án làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về quản lý bảo tồn và phát triển tại khu vực. Luận án góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH nói chung, cho các HST biển đảo nói riêng, phục vụ mục tiêu khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và bảo tồn ĐDSH của đất nước. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp xây dựng được bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý ĐDSH cũng như khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 6. Bố cục của luận án Luận án ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, có 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan gồm 27 trang. Chương 2: Phương pháp luận, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu gồm 19 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận gồm 113 trang. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Sinh thái học Thuật ngữ Sinh thái học (Ecology) xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ XIX. Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi Ecology hoặc Bio­ecology là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hay các loài riêng rẽ với các thành phần sống và không sống của môi trường xung quanh. Định nghĩa này được sử dụng trong luận án. 1.1.2. Hệ sinh thái (Ecosystem) Hệ sinh thái là khái niệm do nhà Sinh thái học người Anh Tansley đề xuất năm 1935 và hiện nay được công nhận trong lĩnh vực Sinh thái học vì dễ hiểu và ngắn. Hệ sinh thái có hai thành phần chủ yếu: (1) Các quần thể sống, với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng; (2) Các nhân tố của ngoại cảnh. Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi hệ sinh thái là đơn vị gồm tất cả sinh vật và yếu tố vô sinh của một đơn vị nhất định có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. 5 1.1.3. Phát triển bền vững (sustainable development) Thuật ngữ “Phát triển bền vững” có từ những năm 1970 và được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. 1.1.4. Đa dạng sinh học (Biodiversity) Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học là sư phong phu thể hiện ở 3 cấp độ đa dạng: trong loài (gen), giữa các loài sinh vật và các hệ sinh thái trong tư nhiên. Trong phạm vi luận án này, ĐDSH được đề cập chỉ ở các cấp độ hệ sinh thái và loài. 1.1.5. Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity conservation) Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là “duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển”. Bảo tồn được thể hiện dưới 2 hình thức: Bảo tồn tại chỗ (In­situ): Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng; Bảo tồn chuyển chỗ (Ex­situ): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng; Bảo tồn ở cấp quần xã: Bảo tồn nguyên vẹn các quần xã sinh vật là cách bảo tồn có hiệu quả toàn bộ tính đa dạng sinh học. 1.1.6. Chỉ thị đa dạng sinh học (biodiversity indicator) Thuật ngữ “chỉ thị đa dạng sinh học” trong Công ước Đa dạng sinh Học và được sử dụng trong luận án này là: các phép đo đạc trực tiếp chuyển tải các thông tin liên quan đến ĐDSH như tình trạng các hệ sinh thái, các loài; các hành động của con người nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học như xây dựng các khu bảo tồn, các quy định khai thác tài nguyên sinh vật; các áp lực hoặc mối đe doạ tới đa dạng sinh học như làm suy thoái hệ sinh thái hoặc mất nơi cư trú (BIP, 2011). 1.1.7. Quan trắc đa dạng sinh học (biodiversity monitoring) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn