Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ngô Xuân Nam

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU,
TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành:
Mã số:

Thủy sinh vật học
60 42 50 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2014

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội.

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh
PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh

Phản biện:

..............................
..............................

Phản biện:

..............................
..............................

Phản biện:

..............................
..............................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án
tiến sĩ họp tại ………………………………………………..

vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận án
Động vật không xương sống (ĐVKXS) nước ngọt là nhóm sinh vật rất
phong phú và đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và
trong đời sống của con người. Tại các thủy vực nước ngọt, ĐVKXS tham gia
vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, là mắt xích quan trọng
trong mạng lưới thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực.
Ngoài ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các
thủy vực.
Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền
vững nguồn lợi ĐVKXS ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với
con người cho hôm nay cũng như trong tương lai. Ở Việt Nam, trong những
năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu ĐVKXS ở nước tại
các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu thuộc địa phận tỉnh Đồng
Nai. Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng
cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Đây còn là nơi cư trú của
nhiều loài động vật rừng, trong đó có nhiều loài được xếp là quý hiếm, có nguy
cơ tuyệt chủng đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN. Khu hệ
động, thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng của
Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Khu rừng này trong thời kỳ chiến tranh còn là nơi chịu nhiều ảnh hưởng
của chất độc hoá học do quân đội Mỹ rải nhằm huỷ diệt con người và thiên
nhiên. Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng, với nhiều di tích lịch sử
trong các thời kỳ kháng chiến. Ngoài ra, rừng trong khu vực còn có chức năng
rất quan trọng là phòng hộ trực tiếp cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng
sinh thái cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là nơi có tiềm năng
rất lớn để phát triển du lịch sinh thái.
1

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa
dạng sinh học động vật không xƣơng sống ở nƣớc tại khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”
Đây là một phần nội dung và kết quả nghiên cứu của 02 đề tài độc lập cấp
nhà nước: “Đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học đối với đa dạng sinh học
và quá trình biến đổi các hệ sinh thái khu vực Mã Đà (Đồng Nai, Bình Phước,
Bình Dương) và hồ Biên Hùng (thành phố Biên Hòa)”, mã số CT33.21 (20032005) và "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin lên quá trình diễn
thế các hệ sinh thái và sự biến đổi cấu trúc gen, protein của một số loài sinh vật
tại khu vực Mã Đà”, mã số ĐTĐL2007G/46 (2008-2010) do PGS.TS. Nguyễn
Xuân Quýnh làm chủ nhiệm mà tôi là thành viên tham gia thực hiện đề tài.
Được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài, tôi được phép sử dụng một phần số liệu,
kết quả của đề tài, đi sâu nghiên cứu cấu trúc thành phần loài, biến động thành
phần loài theo mùa, theo các dạng thủy vực và phân tích mối liên quan giữa các
nhóm ĐVKXS ở nước với các yếu tố môi trường ở khu vực nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nước tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, sự biến động của chúng theo mùa,
theo các dạng thủy vực.
- Xác định mối liên quan giữa các nhóm ĐVKXS ở nước với các yếu tố
môi trường.
- Đề xuất định hướng bảo tồn và và phát triển bền vững ĐDSH ĐVKXS ở
nước khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên
quan đến khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm và cấu trúc thành phần loài ĐVKXS ở nước tại các
thủy vực nghiên cứu.
2

- Nghiên cứu biến động thành phần loài ĐVKXS ở nước theo mùa và các
dạng thủy vực.
- Nghiên cứu biến động mật độ ĐVKXS ở nước theo mùa và các dạng thủy
vực.
- Đánh giá hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nước tại các thủy vực nghiên cứu.
- Đánh giá tính tương đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tương quan giữa
các nhóm ĐVKXS với các yếu tố môi trường.
- Nghiên cứu đề xuất các định hướng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS
ở nước tại khu vự nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: ĐVKXS ở nước, bao gồm ĐVN và ĐVĐ, thủy vực
nước đứng và thủy vực nước chảy tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu được tiến
hành trong hai giai đoạn từ 2003-2005 và 2008-2009 gồm 8 đợt thu mẫu, mỗi đợt từ
15-20 ngày, đại diện cho 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Thực hiện tại 12 thủy vực với
20 điểm thu mẫu thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài, phân bố,
đặc điểm cấu trúc thành phần loài, mức độ đa dạng sinh học ĐVKXS ở nước
khu vực nghiên cứu và mối liên quan giữa điều kiện tự nhiên và môi trường đối
với ĐVKXS ở nước khu vực nghiên cứu;
- Là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và sử dụng hợp lý
tài nguyên sinh vật; Phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững; Là số liệu
khoa học phục vụ việc quan trắc chất lượng môi trường trong mạng lưới điểm
quan trắc của tỉnh.

6. Những đóng góp mới của Luận án

3

nguon tai.lieu . vn