Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN KHẢI

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LÂM SÀNG
CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.05.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013
1

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Đức Ngọc
PGS.TS. Nguyễn Văn Lê

Phản biện
1: ........................................
2: ........................................
3: .......................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án
tiến sĩ, họp tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi

giờ ngày

tháng

năm 2013.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Trung t©m Th«ng tin - Th- viÖn, §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.
- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục.
2

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.

Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Thanh Xuân (2011), “Thực trạng dạy học
lâm sàng cử nhân điều dưỡng bậc đại học hệ chính quy tại trường Đại
học Y Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành (827-828), tr.292-296.

2.

Nguyễn Văn Khải, Lê Đức Ngọc (2012), “Ứng dụng quản lý chất lượng
tổng thể trong quản lý dạy học lâm sàng cho cử nhân điều dưỡng bậc
đại học”, Tạp chí Quản lý giáo dục (42), tr. 42-45.

3.

Nguyễn Văn Khải (2013), “Phương pháp kiểm tra đánh giá lâm sàng
đối với sinh viên ngành y”, Tạp chí Quản lý giáo dục (44), tr. 43-45.

4.

Nguyễn Văn Khải (2013), “Xây dựng “chuẩn đầu ra” đối với điều
dưỡng viên trình độ đại học”, Tạp chí Quản lý giáo dục (303), tr.46-47.

3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học lâm sàng (DHLS) là cách dạy đặc thù của ngành Y tế, chiếm
khoảng 35-40% tổng thời lượng học. Theo hình thức dạy học truyền thống, DHLS
thường diễn ra tại bệnh viện, phòng khám ngoại trú, khu phẫu thuật v.v... Tuy
nhiên, DHLS hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: số lượng tuyển sinh ngày càng tăng;
hạn chế thực hành trên người bệnh; hiếm dần một số loại bệnh cũ và gia tăng các
mặt bệnh mới; thực hành trên người bệnh dễ mang lại rủi ro nhất là sinh viên (SV)
người chưa thuần thục kỹ năng, đôi khi người bệnh từ chối cho SV học và thực
hành trải nghiệm…Thực trạng tổ chức đào tạo về DHLS vừa thiếu hụt về mặt số
lượng, yếu kém về mặt chất lượng, chưa có quy chuẩn, quản lý giám sát còn yếu
và lỏng lẻo. Đào tạo điều dưỡng viên (ĐDV) đại học ở các trường đại học Y
(ĐHY) còn mới mẻ, mang tính đặc thù, nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực đào tạo. Do vậy, việc tổ chức quản lý DHLS tại các trường ĐHY ở Việt Nam
chưa có chuẩn, chưa được nghiên cứu, xác định đầy đủ và hệ thống ở góc độ khoa
học, nhất là trong đào tạo ĐDV trình độ đại học. Việc đánh giá quản lý chất lượng
(QLCL) DHLS qua đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo là cần thiết,
góp phần cho cán bộ quản lý các trường ĐHY Việt Nam có thể thực hiện công tác
quản lý thống nhất và có hiệu quả hơn, tạo ra sản phẩm đào tạo chất lượng hơn
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và hội nhập với thế giới.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và hoàn thiện về hoạt động QLCL DHLS nhằm đảm bảo và từng
bước nâng cao chất lượng đào tạo ĐDV trình độ đại học tại các trường ĐHY Việt Nam.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo ĐDV trình độ đại học ở các trường
ĐHY ở Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý DHLS ĐDV trình độ đại học ở các trường
ĐHY Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho chất lượng DHLS ở các
trường ĐHY đào tạo điều dưỡng còn hạn chế là do những bất cập trong công tác
quản lý, trong đó có QLCL chưa có quy chuẩn. Vì vậy, nếu xây dựng và vận hành
DHLS theo tiếp cận ĐBCL phù hợp với điều kiện Việt Nam một cách hữu hiệu và
khả thi, sẽ đóng góp tích cực và có hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực ĐDV
chất lượng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động DHLS cho ĐDV
trình độ đại học tại các trường ĐHY Việt Nam và trên thế giới.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động DHLS cho ĐDV trình độ đại
học tại các trường ĐHY Việt Nam.
5.3. Xây dựng biện pháp QLCL DHLS cho ĐDV trình độ đại học ở các trường
ĐHY Việt Nam, theo tiếp cận ĐBCL DHLS.
5.4. Khảo nghiệm và đánh giá một số biện pháp QLCL DHLS cho ĐDV trình độ
đại học ở các trường ĐHY Việt Nam.
1

6. Giới hạn đề tài
- Tổng kết lý luận về QLCL DHLS cho ĐDV trình độ đại học hệ chính quy
tại các trường ĐHY theo tiếp cận đảm bảo chất lượng (ĐBCL), không đi sâu vào
nội dung DHLS cụ thể.
- Khảo sát thực tiễn hoạt động QLCL đào tạo DHLS cho ĐDV trình độ đại
học hệ chính quy tại một số trường ĐHY Việt Nam.
7. Những đóng góp mới của luận án
1). Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn ĐBCL DHLS qua các tài liệu trong
và ngoài nước.
2). Đã khảo sát đánh giá thực trạng QLCL DHLS trong các trường ĐHY.
3). Đã xây dựng 04 khung chuẩn QLCL DHLS cho ĐDV trình độ đại học ở các
trường ĐHY Việt Nam theo tiếp cận quản lý ĐBCL là:
3.1. Xây dựng khung chuẩn đầu ra cho ĐDV trình độ đại học
3.2. Xây dựng khung chuẩn kiểm tra, đánh giá trong DHLS cho ĐDV
trình độ đại học.
3.3. Xây dựng khung chuẩn chất lượng DHLS cho ĐDV trình độ đại học.
3.4. Xây dựng khung chuẩn đánh giá chất lượng DHLS cho ĐDV trình độ đại
học.
4) Đã tiến hành khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi
và kết quả thử nghiệm thấy có sự tác động của các biện pháp trong nâng cao chất
lượng quản lý DHLS cho ĐDV trình độ đại học.
5) Trên cơ sở nghiên cứu đó đã có nhiều bài báo được công bố về lĩnh vực quản lý
DHLS và có 02 tài liệu biên soạn hướng dẫn về nâng cao chất lượng DHLS cho
giảng viên (GV).
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp quan
sát, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp
tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê xã hội học.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án có 181 trang, bao gồm: mở đầu (6 trang); Chương 1. Cơ sở lý luận
về quản lý chất lượng DHLS ở các trường ĐHY Việt Nam (56 trang); Chương 2.
Thực trạng quản lý DHLS cho ĐDV đại học tại các trường ĐHY (50 trang);
Chương 3. Các biện pháp QLCL DHLS cho ĐDV đại học tại các trường ĐHY
Việt Nam (65 trang); Kết luận và khuyến nghị (4 trang). Tài liệu tham khảo: có
133 tài liệu, gồm 82 tài liệu tiếng Việt, 51 tài liệu tiếng Anh.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu về đảm bảo chất lượng DHLS
Mô hình ĐBCL giáo dục đại học (GD ĐH) ở Việt Nam được xây dựng trên
cơ sở học tập kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Bắc Mỹ, Châu Âu, đặc biệt chịu ảnh
hưởng của các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Mô hình ĐBCL
2

nguon tai.lieu . vn