Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ KHUY NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THAM VẤN CỘNGĐỒNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2015 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG 2. TS. ĐỖ THỊ TÁM Phản biện 1: Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ Học viện Nông nghiệp Việt Nam PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƯ Tổng cục Quản lý đất đai Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế và xã hội (KTXH) của đất nước. Ở Việt Nam, sau 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý đất đai đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, xét trên tổng thể công tác quản lý đất đai vẫn còn một số tồn tại là: hệ thống quy hoạch, KHSDĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, các vướng mắc trong công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đang gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư và gây lãng phí đất đai. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là trong quá trình hoạch định, xây dựng và triển khai các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai chưa sát với thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu tổng thể chung về phát triển KTXH. Mặt khác, việc tham vấn ý kiến của nhân dân, cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách đất đai chưa được thực hiện hoặc việc thực hiện chỉ là hình thức, ít hiệu quả. Nhiều nơi khi triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không có sự tham gia và giám sát của người dân đã làm cho việc thực thi pháp luật thiếu sự ủng hộ từ cộng đồng. Tham vấn cộng đồng (TVCĐ) là công cụ quan trọng giúp cơ quan Nhà nước có thêm nguồn thông tin sát thực phục vụ cho việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Trên thế giới TVCĐ là bắt buộc đối với việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật nói chung, trong đó có chính sách pháp luật đất đai. TVCĐ đã được thực hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 dưới hình thức lấy ý kiến nhân dân vào Hiến pháp và các dự án luật, pháp lệnh, vào những vấn đề có quan hệ tới lợi ích rộng rãi của nhiều người. TVCĐ đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2008. Tuy nhiên, đánh giá thực tiễn TVCĐ trong quá trình thực hiện các văn bản đó như thế nào đang còn rất ít nghiên cứu, đặc biệt đối với các chính sách đất đai. Để hệ thống pháp luật về đất đai đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình ủng hộ thì việc thực hiện TVCĐ trong quá trình hoạch định, xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai và trong quá trình thực thi pháp luật là hết sức cần thiết. Huyện Lương Sơn cách thủ đô Hà Nội khoảng 43 km là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình, nối Hà Nội với miền Τây Bắc Việt Nam. Những năm gần đây công tác quản lý đất đai của địa phương có nhiều tiến bộ, cơ cấu sử dụng đất có chuyển biến rõ rệt từ nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, huyện đã 1 bước đầu thực hiện việc TVCĐ trong quản lý đất đai và đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng TVCĐ trong quản lý đất đai là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai một số nội dung quản lý đất đai nhằm tìm ra những tồn tại của việc xây dựng và thực thi chính sách đất đai tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách đất đai phù hợp với thực tiễn công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai. b) Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình có thể áp dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: tham vấn cộng đồng trong một số nội dung quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình: + Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận - GCN); + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Các đối tượng tham vấn: các tổ chức; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2003 bao gồm 13 nội dung. Đề tài tập trung nghiên cứu 03 nội dung chính trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đó là: (1) Đăng ký và cấp GCN; (2) Quy hoạch, KHSDĐ; (3) BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là 2 các nội dung có nhiều hoạt động cần có TVCĐ. - Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi thời gian: các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003 (từ năm 2004 đến năm 2013) và có xem xét bổ sung quá trình xây dựng pháp luật đất đai năm 2013. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được sự cần thiết, hệ thống hóa cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và thực tiễn về TVCĐ trong công tác quản lý đất đai. Đó là cơ sở quan trọng để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách đất đai góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của chính sách. - Xác định những tồn tại và đề xuất giải pháp tăng cường TVCĐ trong một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: đăng ký và cấp GCN; quy hoạch, KHSDĐ; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lương Sơn, góp phần tăng cường năng lực quản lý đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH bền vững. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai tập trung vào cách thức Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cộng đồng được hiểu là một nhóm người cùng sống trong một môi trường có những điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. Tham vấn là cách mà đối tượng chủ thể thường dùng hỏi hoặc tham khảo ý kiến của các khách thể về vấn đề mà chủ thể dự kiến sẽ đưa ra hoặc ban hành. Tham vấn cộng đồng là việc một cộng đồng được tham khảo (hỏi hoặc phát biểu ý kiến) về những mối quan tâm của họ về một chủ trương, chính sách hay kế hoạch, dự án nào đó. Các cấp độ và hình thức tham vấn cộng đồng: phương thức quản lý dựa vào cộng đồng được chia thành 5 cấp độ: cấp độ thông báo; cấp độ tham vấn; cấp độ cùng thực hiện; cấp độ đối tác; cấp độ trủ trì. Trong thực tế, ở Việt Nam, các nghiên cứu thường chấp nhận mô hình 4 mức độ tham gia của cộng đồng, phù hợp với khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân 3 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn