Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ THU QUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội - 2015

C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i
Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc:
PGS.TS. NGUYỄN CẢNH QUÝ

Ph¶n biÖn 1: ...................................................

Ph¶n biÖn 2: .................................................

Phản biện 3: .................................................

LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång cấp Học viện
Häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh
vµo håi .....giê ......, ngµy ....... th¸ng ........ n¨m 2015

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i
- Th­ viÖn Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
- Th­ viÖn Quèc Gia

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (6), tr.42-45.
2. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng
trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, (9), tr.36-39.
3. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ quyền con
người qua nghiên cứu trường hợp người chưa thành niên phạm tội", Tạp
chí Giáo dục lý luận, (12), tr.44-48.
4. Vũ Thị Thu Quyên (2012), "Quyền của người chưa thành niên phạm tội
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, (5), tr.8-14.
5. Vũ Thị Thu Quyên (2014), "Xét xử người chưa thành niên phạm tội Thực trạng và kiến nghị thành lập tòa chuyên trách", Tạp chí Cảnh sát
phòng chống tội phạm, (46), tr.41-46.
6. Vũ Thị Thu Quyên (2014), "Quan điểm chỉ đạo quá trình hoàn thiện pháp
luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện
nay", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (10), tr.18-22.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ quan điểm luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nên trong Chiến
lược về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010 định hướng 2020 chỉ rõ: “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân”[7]. Đối với quyền
của NCTNPT, Đảng và Nhà nước có chính sách pháp luật phù hợp với
mức độ hành vi, sự phát triển về tâm, sinh lý và nhận thức của họ, trong đó
có chính sách hình sự đối với NCTNPT.
Hiện nay ở Việt Nam, dưới góc độ lý luận pháp luật về quyền của
NCTNPT đã được nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Tuy
nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện,
có hệ thống về vấn đề này để làm nền tảng lý luận cho việc đánh giá thực
trạng pháp luật về quyền của NCTNPT.
Về mặt thực tiễn, từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em
(gọi tắt là Công ước quyền trẻ em) vào năm 1990, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, theo hướng nội luật hóa các nguyên
tắc của Công ước quyền trẻ em vào pháp luật và thực tiễn quốc gia. Hệ thống
các văn bản pháp luật về giáo dục, đối xử và bảo vệ các quyền hợp pháp của
NCTNPT được ban hành để tạo nên sự hài hoà hơn với Công ước quyền trẻ
em, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật ở người
chưa thành niên (NCTN), mặt khác tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ
quyền của NCTNPT.
Do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, một số quy phạm
pháp luật về quyền của NCTNPT còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ,
thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, thiếu tính khả thi,
lạc hậu, thậm chí mâu thuẫn… làm cho NCTNPT không được hưởng
quyền, lợi ích chính đáng của mình, không có những cơ chế pháp lý để bảo
vệ quyền của các đối tượng này; đồng thời gây khó khăn, cản trở quá trình
thực thi pháp luật.

nguon tai.lieu . vn