Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LAN

NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thạch

Phản biện 1:.........................................................
.........................................................

Phản biện 2:.........................................................
.........................................................

Phản biện 3:.........................................................
.........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ở Việt Nam, hiện nay có 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường chính trị), được Đảng, Nhà
nước giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công
chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức
và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và
quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự phát triển đi lên
của đất nước, trong những năm qua hệ thống các trường chính trị đã không
ngừng phát triển, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, từng bước
đáp ứng yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới đất nước. Những kết quả đạt
được trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trường chính trị tỉnh,
thành phố có sự đóng góp quyết định của đội ngũ trí thức nói chung và nữ
trí thức nói riêng đang làm việc ở các cơ sở đó.
Là một bộ phận chủ lực trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,
lãnh đạo, quản lý trong các trường chính trị, trong những năm qua, được
sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhà trường và sự vươn lên
của bản thân, đội ngũ nữ trí thức các trường chính trị không ngừng phát
triển cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Họ đã và đang làm việc hăng
say, nhiệt huyết với tinh thần, trách nhiệm cao nhất trong thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn. Một số chị đã trở thành nhà giáo ưu tú, giáo viên dạy giỏi
toàn quốc; có chị trở thành nhà quản lý giỏi với cương vị là thủ trưởng đơn
vị. Hiện nay, nữ trí thức các trường chính trị tham gia công tác lãnh đạo,
quản lý từ cấp khoa, phòng trở lên chiếm trên 20%, trong đó cán bộ quản
lý cấp trường chiếm tỷ lệ khoảng 8%; tỷ lệ có học hàm, học vị cũng được

2

tăng lên,… Những đóng góp của các chị góp phần không nhỏ vào thành
tích to lớn của các nhà trường trong công tác đào tạo cán bộ của Đảng,
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, qua đó góp phần khẳng định vị thế, vai trò
của nữ trí thức Việt Nam nói chung trong tiến trình xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, từ thực tiễn ở các trường chính trị hiện nay, cho thấy, đội
ngũ nữ trí thức ở đây, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, vai trò; chưa
đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở cũng như công tác nghiên cứu khoa học phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Tỷ lệ nữ trí thức ở các trường chính trị có
trình độ đại học trở lên chiếm ưu thế tuyệt đối (100%), nhưng càng ở bậc
cao, tỷ lệ này càng thấp đi, thậm chí rất thấp (tiến sỹ chỉ khoảng 2%, chỉ có
12,1% nhà giáo ưu tú, duy nhất một phó giáo sư (trước năm 2015) và chưa
có nữ giáo sư nào...). Số lượng nữ trí thức người dân tộc thiểu số chiếm tỷ
lệ rất thấp. Phần lớn nữ trí thức có trình độ cao đều đã ở tuổi cao, nữ trí
thức trẻ làm lãnh đạo, quản lý nhà trường còn ít. Trình độ ngoại ngữ, tin
học, kiến thức, kỹ năng, năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận không
nhỏ nữ trí thức chưa tương xứng với yêu cầu phân cấp quản lý công việc ở
các trường chính trị hiện nay,…
Bất cập trên do nhiều nguyên nhân, như nhận thức xã hội về vai trò
của nữ trí thức chưa có sự công bằng so với nam trí thức; môi trường, điều
kiện làm việc, cơ chế, chính sách có tính đặc thù cho nữ trí thức trong các
trường chính trị còn hạn chế; do sự tự ty, an phận của một bộ phận không
nhỏ nữ trí thức v.v.. Vì vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đào tạo đội ngũ
cán bộ cho cấp cơ sở, nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ,
cũng như công tác nghiên cứu khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương,… cần phải phát huy vai trò của toàn thể đội ngũ cán bộ
các nhà trường, trong đó có vai trò quan trọng của đông đảo nữ trí thức các
trường chính trị là rất cần thiết, đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện,
động bộ, khả thi.
Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên
cứu cụ thể về nữ trí thức trong các trường chính trị. Đây là một khoảng

3

trống cần nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của Đảng, Nhà
nước, các địa phương. Là một giảng viên đang giảng dạy tại trường chính
trị, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh,
thành phố ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành
Chủ nghĩa xã hội khoa học với mong muốn góp phần đề xuất các hướng
phát triển đội ngũ nữ trí thức các trường chính trị đáp ứng yêu cầu đào tạo
cán bộ của Đảng, Nhà nước hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nữ trí thức trong các
trường chính trị ở Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm cơ bản, giải
pháp chủ yếu góp phần phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính
trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ
thống chính trị cấp cơ sở hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ đặc điểm, vai trò và những yếu tố tác động đến nữ
trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện vai trò của nữ trí thức trong
các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm cơ bản, những giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống
chính trị cấp cơ sở hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ nữ trí thức trong các trường chính trị
ở Việt Nam (vai trò, thực hiện vai trò).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hiện nay, cả nước có 63 trường chính trị tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong luận án tác giả đã lựa chọn

nguon tai.lieu . vn