Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------o0o------- ĐỖ THỊ THU THỦY THƠ ĐI SỨ VIỆT NAM TỪ CUỐI TRIỀU LÊ ĐẾN ĐẦU TRIỀU NGUYỄN (1740 -1820) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: Người phản biện 1: Người phản biện 2: Người phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đăng Na Trường Đại học Sư phạm Hà Nội PGS.TS Trần Nho Thìn Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh Viện Nghiên cứu Hán Nôm Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi…..giờ….., ngày…..tháng…..năm 2015 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thơ đi sứ thuộc loại hình thơ văn bang giao, phản ánh đặc trưng bối cảnh chính trị - văn hoá vùng Đông Á trung đại. Tuy nhiên, khác với thơ đón/tiếp sứ ra đời trong “không gian cung đình”, thơ đi sứ thể hiện dấu ấn của thứ thơ mang “cảm hứng trên đường” trong cả nội dung và bút pháp, là hiện tượng thú vị trong vận động thơ ca trung đại. 1.2. Trong khoảng trên dưới 7 thế kỷ hình thành, phát triển (TK XIII –TK XIX), vào những năm cuối thời Lê - đầu thời Nguyễn (1740 - 1820), thơ đi sứ nở rộ về số lượng và kết tinh nghệ thuật, có ý nghĩa tiêu biểu cho đặc điểm, thành tựu thơ đi sứ trung đại, đồng thời góp phần tạo nên dấu ấn sâu đậm, rực rỡ của văn học Việt Nam đương thời. 1.3. Sáng tác thơ sứ thần cuối Lê - đầu Nguyễn là một trong những “kênh” tin cậy phản ánh sự đa dạng của bức tranh bang giao Đại Việt thế kỷ XVIII - XIX trước biến chuyển của tình hình chính trị trong nước cũng như tương quan các nước khu vực Đông Á. Việc sử dụng sức mạnh mềm của thơ ca trong giao lưu chính trị, văn hoá khu vực có một ý nghĩa thực tế nhất định trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 1.4. Đề tài bổ sung thêm một nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát tình hình sáng tác thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn qua việc xác lập và hệ thống văn bản trong đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Phân tích một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn nhìn từ vận động loại hình thơ đi sứ, từ đó thấy được thành tựu cùng đóng góp riêng của thơ đi sứ thời này trong diễn trình thơ đi sứ Việt Nam. - Phân tích những điểm nổi bật của bức tranh bang giao Đại Việt TK XVIII - XIX, đặc biệt là giao lưu văn hóa, văn học giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực Đông Á qua hiện tượng thơ sứ thần. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những tác phẩm thơ đi sứ chữ Hán từ 1740 - 1820 gồm: thơ sứ thần triều Cảnh Hưng - Chiêu Thống (cuối Lê, 1740 - 1788), Quang Trung - Cảnh Thịnh (Tây Sơn, 1788 - 1802), Gia Long (đầu Nguyễn, 1802 - 1820). 1 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung: giới thiệu khái quát tình hình sáng tác; phân tích đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn ở các phương diện chủ yếu: nội dung cảm hứng; sự thể hiện hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ; thể thơ, ngôn ngữ, cấu trúc…, từ đó khẳng định thành tựu và đóng góp của thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn với quá trình vận động thơ đi sứ và thơ ca trung đại. 3.2.2. Phạm vi tư liệu: -12 tập thơ tiêu biểu của 12 sứ thần sáng tác từ 1740 - 1820 (sẽ được trình bày cụ thể trong mục 2.3.2) - Ngoài ra chúng tôi tham khảo thêm tư liệu về thơ đi sứ trong các tuyển tập: Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (từ Q.2 - Q.10, bản Hv.01931 -Hv.01939)và Thơ đi sứ (Phạm Thiều - Đào Phương Bình cb, Nxb. KHXH, 1993) để so sánh hoặc thống kê số lượng thể thơ, thể tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu vận dụng các phương pháp: hệ thống, so sánh, tiếp cận liên ngành, phân tích - tổng hợp…để thực hiện đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Luận án đã khảo sát và hệ thống văn bản của 12 trong tổng số 17 tập thơ đi sứ hiện còn cuối Lê - đầu Nguyễn: tình hình văn bản, biên dịch, liệt kê số lượng bài thơ,bổ sung và phiên âm thêm một số tiêu đề bài/mục thơ còn thiếu trong các công trình tuyển dịch trước đây. - Luận án là công trình đầu tiên hệ thống và bổ sung những vấn đề lý luận, thực tiễn về thơ đi sứ. Riêng chặng sáng tác từ 1740 - 1820, luận án có những phân tích, đánh giá cụ thểtừ nội dung tới hình thức, từ đó tái hiện diện mạo và thành tựu thơ đi sứ thời này trong diễn trình vận động thơ đi sứ và thơ ca trung đại, bổ sung thêm một nguồn tư liệu cho việc giảng dạy và học tập văn học trung đại trong nhà trường. - Thông qua “kênh” ngôn ngữ và thơ ca, luận án phân tích một số điểm đáng chú ý của bức tranh bang giao Đại Việt đương thời, trong đó nhấn mạnh giao lưu văn hóa - văn chương giữa Việt Nam với các nước khu vực Đông Á, có ý nghĩa thực tế đối với hoạt động ngoại giao hiện nay. 6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương chính: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Khái quát về thơ đi sứ và tình hình sáng tác thơ đi sứ cuối Lê -đầu Nguyễn. Chương 3: Hứng thú từ những chuyến đi và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn. Chương 4: Thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn nhìn từ một số yếu tố hình thức. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử vấn đề thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn 1.1.1. Nhận xét, đánh giá về thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn trong các bài tựa, đề, bình, bạt thời trung đại. Tựa, đề, bình, bạt…phản ánh thói quen thẩm bình tác phẩm của người trung đại. Tuy đây chưa phải là những nghiên cứu độc lập, chuyên nghiệp song nó cho thấy mối quan tâm, sự chú ý của người xưa với sáng tác của sứ thần trong đời sống văn hóa, văn học dân tộc. Bài viết của Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Sĩ, Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Địch Cát, Trần Tuấn Viễn, Bùi Dương Lịch…bàn về các tập thơ Hoa trình của Nguyễn Tông Khuê, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đề, Phan Huy Ích, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh là những ví dụ tiêu biểu. Nhận xét của tác giả trong bài viết trên thường thiên về khen ngợi, tán dương, phản ánh quan niệm của người xưa về mối tương quan giữa “thi tài” và “thi đức”. Tuy nhiên, khi đặt bài thơ/tập thơ của sứ thần vào tâm thế và không gian sáng tác đặc biệt: tâm thế người đi, không gian trên đường, các thi/văn nhân xưa đã nhận thấy và đề cao vai trò của thế giới khách quan đối với việc nảy sinh hứng thú làm thơ. Những thi tập này, vì thế, được nhìn nhận không chỉ trên phương diện chính trị - bang giao mà còn ở giá trị văn chương - nghệ thuật, có đặc điểm và thành tựu riêng so với thơ viết trong nước. Một số bài tựa, bình của nhân sĩ Trung Quốc và sứ thần Triều Tiên về thơ sứ thần Việt Nam phản ánh giao lưu văn hoá - văn chương rộng mở các nước khu vực Đông Á. 1.1.2. Hoạt động nghiên cứu thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn thời hiện đại Ngoài đóng góp trên lĩnh vực văn bản học, thư mục học, thành tựu lí luận - phê bình về thơ đi sứ thể hiện qua hệ thống bài viết, công trình nghiên cứu; hội thảo khoa học;luận án Tiến sĩ...trong khoảng thời gian từ thập kỷ70 - TK XX đến nay. Căn cứ nội dung của các bài viết,công trình, chúng tôithấycó haixu hướngnghiên cứu chủ yếu về thơđi sứ, trong đócó thi tậpcuốiLê - đầu Nguyễn: Thứ nhất: xu hướng tiếp cận thơ đi sứ từ góc nhìn văn học sử và đặc trưng về loại thể. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các bài viết, công trình của Bùi Duy Tân, Mai Quốc Liên, Nguyễn Đổng Chi, Trương Chính, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Lộc, Nguyễn Công Lý, Nguyễn Hữu Sơn, Lê Quang Trường…Những nghiên cứu này cho thấy: thơ đi sứ không phải là sáng tác đơn lẻ, nhất thời, tùy 3 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn