Xem mẫu

ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯƠN G ĐAI HOC KHOA HOC XAHÔI VANHÂN VĂN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ PHẠM THỊ MAI HƯƠNG NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG THỂ LOẠI PHỎNG VẤN (TRÊN TƯ LIỆU BÁO IN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY) Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 62 22 02 40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội ­ 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ 2. PGS.TS. Phạm Văn Tình Phản biện 1:.....................................………………… Phản biện 2:................................................................. Phản biện 3:................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ họp tại .............................................................................................. ……….. …………………………………………………………………… ….. vào hồi……...giờ…… ngày…… tháng……..năm 2016. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia Việt Nam ­ Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Mai Hương (2013), “Lập luận trong hội thoại của Thúy Kiều”, Kỉ yếu Ngữ học trẻ 2013, tr.709­715. 2. Phạm Thị Mai Hương (2015), “Định kiến giới trong ngôn ngữ phỏng vấn trên báo in”, Nữ quyền­Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia), NXB Đại học Sư phạm, tr.392­398. 3. Phạm Thị Mai Hương (2016), “Cặp thoại trong hội thoại phỏng vấn báo in”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học 2016 – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, tập 1, NXB Dân trí, tr.819­824. 4. Phạm Thị Mai Hương (2016), “Hành động hỏi trong phỏng vấn báo in”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 3 (41), tháng 5/2016, tr.96­102. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong cuộc cạnh tranh thông tin hiện nay, phỏng vấn được xem là vũ khí lợi hại trong việc nâng cao uy tín của tờ báo và hấp dẫn bạn đọc. Trên thực tế, phỏng vấn là một cuộc giao tiếp giữa nhà báo với một hay nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh những tính chất đặc thù, xét dưới góc độ ngôn ngữ học, cuộc giao tiếp này vẫn mang những đặc điểm chung của hoạt động giao tiếp thông thường, vẫn chịu sự tác động của các quy tắc hội thoại, các nhân vật giao tiếp vẫn phải vạch ra cho mình những chiến lược hội thoại nhằm làm cho cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói, phỏng vấn là một hoạt động giao tiếp đặc biệt, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm từ góc độ của Ngữ dụng học. Tuy nhiên, cho đến nay, ngôn ngữ phỏng vấn mới chỉ được nghiên cứu với tư cách như một thể loại báo chí, như một phương pháp tác nghiệp phổ biến của nhà báo hay dưới góc độ đặc trưng ngôn ngữ phỏng vấn của nhà báo… Việc tìm hiểu, nghiên cứu phỏng vấn với tư cách là một cuộc hội thoại chưa được các nhà ngôn ngữ học chú ý nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng Việt hiện nay) làm đề tài nghiên cứu luận án của mình với mong muốn mang đến những kiến giải mới cho lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung và ngôn ngữ hội thoại báo chí nói riêng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cuộc phỏng vấn với tư cách là một thể loại báo chí. Phạm vi tư liệu mà chúng tôi khảo sát là 500 bài phỏng vấn trên các tờ báo uy tín từ năm 2013 đến nay, đó là: báo Tiền phong, báo An ninh thế giới, báo Gia đình và Xã hội, báo Thanh niên, báo Lao động, báo Tuổi trẻ, báo Hà Nội mới, báo Nông thôn Ngày nay, báo Giáo dục và Thời đại… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 1 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn