Xem mẫu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2016

Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG

Phản biện 1: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tổng kết Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7
(khóa X) về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn” và Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010–2020. Phát triển nông thôn đã đạt
được một số thành tựu bước đầu, nhưng nhìn chung nông thôn nước ta còn kém phát
triển, mà một trong những lí do quan trọng là CSHT giao thông yếu kém.
Cả nước có khoảng 272.861km đường GTNT (chiếm 82% chiều dài đường
bộ). Ước tính tổng nhu cầu vốn xây dựng, nâng cấp và bảo trì là 151.404 tỉ đồng (nhu
cầu vốn cho xây dựng mới là 43.109 tỷ đồng, nâng cấp là 90.383 tỷ đồng và cho bảo
trì là 17.912 tỷ đồng). Giai đoạn 2004-2010 đầu tư cho CSHT GTNT chiếm gần 1%
GDP nên đã có tác động giảm nghèo từ 18% xuống còn 9,5%. Điều đó có nghĩa là cứ
đầu tư cho GTNT 1% GDP thì tỷ lệ nghèo giảm được 1,5%/năm.
Đồng Nai có 8.506 km đường GTNT, đường huyện 1.374,4km (chiếm 16,2%),
đường xã 1.592,4km (18,7%) và đường thôn xóm 4.432,5 (52,1%), còn lại là đường
ra đồng ruộng. Tỷ lệ bê tông/nhựa/cứng hoá chỉ mới có 4.403km (51,8%), với đường
huyện 21,5%, đường xã 19,1%, đường thôn xóm 50,9%. Năm 2014 phát triển được
522,5km đường GTNT với số vốn là 802,5 tỷ đồng, trong đó: NSNN chiếm 84,8%,
người dân đóng góp 0,2%, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp 15%.
Hàng năm, Tỉnh Đồng Nai có tổ chức tổng kết, đề ra kế hoạch phát triển CSHT
GTNT với các chương trình huy động sự tham gia của cộng đồng người dân nhưng
vẫn chưa làm sáng tỏ các vấn đề như: 1)Giải pháp khuyến khích, tăng cường sự tham
gia của cộng đồng đã vận dụng đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn, qui định và qui chế về
sự tham gia của cộng đồng hay chưa? 2)Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT đã được đánh giá, phản ánh toàn diện và đúng thực chất
chưa? 3)Trên cơ sở thực tiễn địa phương thì giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng
đồng trong phát triển CSHT GTNT như thế nào?
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT để đề xuất các giải pháp tăng cường sự
tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020,
tầm nhìn 2030.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sự tham gia
của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT
và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT tỉnh Đồng Nai thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT (thực trạng,
nội dung, kết quả, mức độ, hình thức, phương thức,… tham gia).
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT.
- Các cơ chế chính sách cho phát triển CSHT GTNT và cho sự tham gia của
cộng đồng.
- Các tác nhân liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu, là nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai, là hệ thống các loại CSHT đường
GTNT trên địa bàn, cụ thể: Đường liên xã trong huyện, Đường liên thôn, liên xóm,
và Đường ngõ hẻm; CSHT GTNT khác (hệ thống cấp, thoát nước, cầu, cống,…).
Trong mỗi vùng sẽ chọn 01 huyện đại diện để nghiên cứu, là Nhơn Trạch (Vùng 1),
Trảng Bom (Vùng 2), Vĩnh Cửu (Vùng 3), Xuân Lộc (Vùng 4).
Giới hạn nội dung nghiên cứu, Sự tham gia của cộng đồng người dân (CĐND),
cộng đồng doanh nghiệp (CĐDN), cộng đồng đoàn thể (CĐĐT) và cộng đồng chính
quyền (CĐCQ), trong các nội dung như: cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến, đóng
góp nguồn lực vật chất vào các giai đoạn: Xác định nhu cầu qui hoạch, lập dự toán và
chính sách tham gia, thi công xây dựng, bảo trì bảo dưỡng, thụ hưởng và đánh giá
hiệu quả CSHT GTNT…
Giới hạn thời gian nghiên cứu, Nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng
trong phát triển CSHT GTNT giai đoạn 2010-2015, trong đó sử dụng thông tin thứ
cấp từ 2010-2015 và thông tin sơ cấp từ 2013-2015. Đề xuất giải pháp cho đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về loại cộng đồng,
các hoạt động tham gia chủ yếu của cộng đồng. Trong đó, sự tham gia của cộng đồng
trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả CSHT GTNT là nội dung ít được quan tâm
nghiên cứu trước đây.
Phân tích và làm rõ các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng và tổng kết
kinh nghiệm về huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT ở
một số nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,...; Tập hợp một số
kinh nghiệm, mô hình huy động, tăng cường sự tham gia của cộng đồng của các địa
phương trong nước như tỉnh Phú Thọ, Bình Dương,...
1.4.2. Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy các mặt đã đạt được là: cộng đồng
tham gia đóng góp nguồn lực vật chất cho phát triển CSHT GTNT tăng khá đều hàng
năm, đối tượng cộng đồng tham gia được mở rộng, đặc biệt là CĐDN, vì địa phương
là khu kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp tập trung trên địa bàn nhiều,... Tuy nhiên
2

sự tham gia của cộng đồng xét theo nội dung tham gia còn tồn tại các hạn chế... Qua
đó, phân tích làm rõ những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các yếu
tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.
Luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp tăng cường sự tham của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT, phù hợp với điều kiện của từng loại cộng đồng, từng vùng
của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,
khung lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT. Qua đó
đề cao vai trò của cộng đồng trong các hoạt động phát triển CSHT GTNT, góp phần
phát triển KT-XH, an sinh xã hội, quốc phòng,... của Việt Nam nói chung và vận dụng
linh hoạt các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT với điều kiện đặc thù của các vùng, các địa phương nói riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã chỉ ra nội dung tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT và phân tích kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các yếu
tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, đề xuất cải tiến mô hình và quy
trình tham gia góp phần khuyến khích tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai.
Luận án đã chỉ ra được các chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể cộng đồng
khi tham gia vào phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai. Từ đó, đề xuất các giải pháp
tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1.1. Cộng đồng
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng nhưng tóm lại: Cộng đồng là một
thực thể xã hội, bao gồm một nhóm hay nhiều nhóm người sống cùng nhau trên một khu
vực địa lí, chia sẻ với nhau điều kiện và môi trường sống, có sự gắn kết cao, đồng thuận
về ý chí, ứng xử theo quy tắc nhất định và cùng theo đuổi mục đích phát triển chung.
Đề tài chọn bốn loại cộng đồng chủ yếu tại địa bàn làm đối tượng nghiên cứu
là CĐCQ, CĐĐT, CĐND, và CĐDN.
2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Phát triển CSHT GTNT là phát triển số lượng, chủng loại và chất lượng CSHT
GTNT. Phát triển CSHT GTNT bền vững là có sự tham gia của cộng đồng, nhằm bảo
đảm thoả mãn hài hoà nhu cầu và lợi ích xã hội và đáp ứng giao thương kinh tế ngày
càng tăng của cộng đồng địa phương, cũng như thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển KT-XH của đất nước một cách có định hướng trước mắt và lâu dài.
2.1.3. Tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Sự tham gia của cộng đồng là việc các nhóm, cá nhân hay tổ chức cộng đồng tự
3

nguon tai.lieu . vn