Xem mẫu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN MIỄN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 62 85 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2016

Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn:

1. PGS.TS. VŨ THỊ BÌNH

2. TS. TRẦN THÙY DƢƠNG

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỌC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN
Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên

Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƢ
Tổng cục Quản lý đất đai

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
-

Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

-

Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông
thôn mới (XDNTM) là công việc khá phức tạp và mới mẻ, các phương pháp dự báo
còn mang tính chủ quan, định tính. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các phương
pháp dự báo tiên tiến, các phương pháp mang tính định lượng là thực sự cần thiết và
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Huyện Yên Dũng là một trong số các huyện được chọn thực hiện điểm Chương
trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
của tỉnh Bắc Giang. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Yên Dũng đã đạt được nhiều
kết quả rất quan trọng, có ý nghĩa, góp phần cải thiện đáng kể đời sống dân sinh trên
địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Yên Dũng cũng như nhiều địa phương khác
trên cả nước đã gặp không ít khó khăn vướng mắc, đặc biệt là vấn đề tạo quỹ đất để
xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất; vấn đề xác định nhu cầu sử
dụng đất như thế nào để tránh lãnh phí, tránh phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
(QHSDĐ), quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên và thực hiện tốt hơn Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới, việc nghiên
cứu nhu cầu sử dụng đất cho một địa bàn cụ thể như huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới trên cơ sở đó xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với
mức độ đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015;
- Xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá
trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các xã
trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tiếp theo.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Về không gian: Luận án nghiên cứu ở quy mô cấp xã trên địa bàn toàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đối với nội dung nghiên cứu về dự báo nhu cầu sử dụng
đất, đề tài xây dựng mô hình chung cho các xã trên địa bàn huyện và áp dụng thử
nghiệm tại 3 xã chọn điểm.
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp điều tra, thu thập trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2015. Nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới được
tính toán, xác định cho 2 giai đoạn: đến năm 2015 và đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định mối tương quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được
các tiêu chí nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang;
1

- Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn
mới và áp dụng thử nghiệm mô hình đó cho 3 xã điểm đại diện trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần bổ sung cơ sở khoa học khẳng định vai trò của sử dụng đất, cũng
như phương pháp luận trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu xây
dựng nông thôn mới.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xác định
nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương có điều kiện
tương tự; làm tài liệu tham khảo cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc
một số loại hình quy hoạch khác có liên quan đến sử dụng đất;
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Quản lý đất đai, Địa chính.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Mô hình dự báo của đề tài giúp cho việc xác lập nhu cầu sử dụng đất hợp lý,
hiệu quả đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Kết quả áp dụng thử nghiệm cho thấy mô hình này dễ sử
dụng và có hiệu quả hơn so với phương án quy hoạch mà địa phương đang triển khai.
Vì vậy, có thể áp dụng mô hình này để dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng
nông thôn mới cho tất cả các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng.
+ Đề xuất được các giải pháp để quản lý và sử dụng đất nhằm thúc đẩy quá trình
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với các xã
trên địa bàn huyện Yên Dũng cũng như các địa phương khác trên cả nước trong giai
đoạn 2016 – 2020.
PHẦN 2 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Hiện nay, XDNTM là một mục tiêu mang tính toàn diện, bao hàm cả phát triển
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nông thôn cũng như xây dựng Đảng và mang đậm
đặc trưng thời đại.
Kinh nghiệm về XDNTM của nhiều nước trên thế giới là bài học vô cùng quý
giá đối với Việt Nam, điển hình như: Phong trào Làng mới của Hàn Quốc; phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản; hay kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
tại Trung Quốc, Thái Lan.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM gồm 11 nội dung, với Bộ tiêu chí
quốc gia gồm 19 tiêu chí, nhằm xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát
triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giầu bản sắc văn hoá
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng tăng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương CTMTQG về XDNTM, tính đến
30/11/2015, cả nước có 1.298 xã và 11 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới, nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, sau năm
năm triển khai thực hiện Chương trình đã bộc lộ không ít khó khăn và hạn chế.
2.2. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới chỉ ra rằng chính sách đất đai đã góp
phần không nhỏ vào thành quả xây dựng và phát triển nông thôn. Tổng kết kinh
nghiệm về phân bổ nhu cầu sử dụng đất gắn với phát triển nông thôn (hay XDNTM)
đó là: (1) Bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp; (2) Chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất; (3) Ưu tiên đất đai để phát triển
hạ tầng nông thôn; (4) Cân đối đất đai nhằm thu hút công nghiệp về vùng nông thôn;
(5) Bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái.
Từ kinh nghiệm của thế giới và cơ sở thực tiễn tại các địa phương, nhu cầu sử
dụng đất trong XDNTM tại Việt Nam đã được làm rõ thông qua một số nội dung
như: (1) Nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế vùng nông thôn; (2) Nhu sử dụng
đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (3) Nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích
bảo vệ môi trường nông thôn; (4) Một số mô hình sử dụng hiệu quả quỹ đất nông
nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
Dự báo nhu cầu sử dụng đất chính là việc xác định nhu cầu quỹ đất trong tương
lai cho một hay nhiều mục đích sử dụng nào đó thông qua việc áp dụng phương pháp
định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào yêu cầu về độ chính xác, mục đích sử dụng
cũng như số liệu quá khứ, hiện tại đang có. Cơ sở khoa học của dự báo nhu cầu sử
dụng đất được tổng hợp, làm rõ thông qua các nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu
trên thế giới như: Bell (1976), Chang et al. (1995), Kitamura et al. (1997), Balteiro and
Romero (2003), Zeng et al. (2010), Zhong et al. (2011), Huang et al. (2013), Xu et al.
(2013), Batista et al. (2014)... tại Việt Nam như Nguyễn Thị Vòng (2001), Hà Minh
Hòa (2007), Nguyễn Hải Thanh (2008), Nguyễn Quang Học (2011)...
2.4. MỐT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố trong và ngoài
nước liên quan đến đến XDNTM hoặc dự báo nhu cầu sử dụng đất, đây là hướng đi
sâu nghiên cứu của đề tài.
2.5. NHẬN XÉT CHUNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU
CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về XDNTM, tuy nhiên
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề sử dụng đất trong
XDNTM, đặc biệt là vấn đề dự báo nhu cầu sử dụng đất.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dự báo nhu
cầu đất mang tính định lượng phục vụ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, mới chỉ có các
đề tài nghiên cứu về các phương pháp dự báo cho một số loại đất riêng rẽ (chủ yếu
3

nguon tai.lieu . vn