Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO THỊ HÀ

n©ng cao n¨ng lùc t­ duy lý luËn
cho ®éi ngò gi¶ng viªn c¸c tr­êng ®µo t¹o, båi d­ìng
c¸n bé, c«ng chøc ë viÖt nam hiÖn nay

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS TRẦN THÀNH
2. TS. MAI THỊ THANH

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ

ngày tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể
đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức nhanh, nhạy, đúng đắn đối với hiện
thực ở trình độ lý luận, nhờ vậy có những đề xuất cụ thể, sắc bén, sáng tạo,
thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người. Sự phát triển của năng lực tư duy lý luận là kết
quả tổng hợp của sự tương tác giữa nhiều nhân tố. Trong đó, mỗi nhân tố
giữ vị trí không ngang bằng nhau, song chúng đều góp phần quy định sự
tồn tại, phát triển của năng lực tư duy lý luận.
Năng lực tư duy lý luận có vai trò quan trọng trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn, đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên; là vũ khí sắc bén
trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên.
Năng lực ấy thể hiện ở khả năng nắm bắt bản chất, linh hồn của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước trong mối quan hệ với nhiệm vụ của họ,
khả năng nắm bắt thực tiễn và xác định phương hướng, giải pháp tối ưu để
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, trong thực thi nhiệm vụ.
Thực tiễn cho thấy, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ giảng viên là giá trị
định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của họ. Cùng với
việc nắm vững lý luận cách mạng, đội ngũ giảng viên còn phải biết vận
dụng, cụ thể hoá hệ thống lý luận đó trong các bài giảng của mình cho có
chất lượng.
Trong những năm qua, việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội
ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ: việc vận dụng linh hồn của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước vào bài giảng đã thường xuyên thực hiện. Tuy
nhiên, giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được
tuyển dụng với các chuyên ngành đào tạo khác nhau, số lượng giảng viên
chưa qua đào tạo về lý luận chính trị còn nhiều. Do đó, trong các bài giảng
của giảng viên của đội ngũ này cũng còn một số hạn chế: Đó là bệnh kinh
nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, chủ quan, kinh nghiệm thực tiễn... Với vị trí
đặc thù là giảng viên trong các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, đối tượng học viên là những người đã làm việc trong các cơ quan
nhà nước, đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, để đáp ứng chất

2

lượng giảng dạy thì đỏi hỏi đội ngũ giảng viên cần phải có trình độ và
năng lực tư duy lý luận nhất định mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Vì vậy, việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên
các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là vấn đề hết sức cần
thiết. Việc nghiên cứu đề tài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội
ngũ giảng viên các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt
Nam hiện nay" không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, còn có ý nghĩa thực tiễn
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ năng lực tư duy lý luận và
phân tích thực trạng nâng cao nâng cao năng lực tư duy lý luận đối với đội
ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, từ đó đề
xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ
này ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận cho đội
ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt
Nam hiện nay.
+ Làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội
ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý
luận cho đội ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho
đội ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án chỉ đi vào nghiên cứu về nâng cao
năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung khảo sát năng lực tư duy lý
luận cho đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Học viện Hành
chính Quốc gia; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Trường Đào
tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng,

3

chính sách, pháp luật của nhà nước, của ngành và các tài liệu khoa học có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử
dụng một số các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Phương pháp
điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, thu thập và xử lý thông tin.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ quan niệm về năng lực tư duy lý luận và
nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên các trường Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức; đặc điểm, vai trò và nội dung đánh giá năng lực
tư duy lý luận cho giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức; phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực tư duy lý luận của giảng
viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn từ 20122016, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy
lý luận cho đội ngũ giảng viên các trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc xây
dựng, hoạch định chiến lược, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên các
trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay và tiếp theo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN

Ở Việt Nam, vấn đề về tư duy, tư duy lý luận và vai trò của tư duy lý
luận nói chung và đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên nói riêng đã được nhiều
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và các ngành khoa học, các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu; đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đến
nay. Nhiều công trình khoa học, tạp chí, luận án, kỷ yếu hội thảo khoa học
lĩnh vực này đã được công bố, xuất bản thành sách. Điển hình trong đó là các
cuốn sách, công trình khoa học:"Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội
qua thực tiễn Việt Nam" của Nguyễn Đức Tài; "Vai trò của triết học Mác-

nguon tai.lieu . vn