Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ SỸ MẠNH
VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM
1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ
ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 62.38.50.01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGƯT MAI HỒNG QUỲ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.Hồ Chí Minh – 2015

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí
Minh.
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƯT Mai Hồng Quỳ

Phản biện 1:

PGS, TS Đỗ Văn Đại
Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh

Phản biện 2:

PGS, TS Phạm Duy Nghĩa
Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh

Phản biện 3:

PGS, TS Dương Anh Sơn
Trường Đại học Kinh tế - Luật Tp.Hồ Chí Minh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại phòng……..Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, số 2
Nguyễn
Tất
Thành,
Quận
4,
vào
hồi……giờ…..phút…..ngày…..tháng…..năm……
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Trường Đại học Luật Tp.Hồ
Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 hoặc Thư viện Khoa
học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh.

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại năm
2005 thì vi phạm cơ bản là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây
thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục
đích của việc giao kết hợp đồng”. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các chế tài trong thương
mại, như chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực
hiện hợp đồng hoặc chế tài hủy bỏ hợp đồng khi các bên trong hợp
đồng không có thỏa thuận về điều kiện áp dụng ba chế tài này. Tuy
nhiên, Luật Thương mại còn thiếu nhiều quy định có tính hướng dẫn
để làm rõ hơn về khái niệm này.
Trong khi đó, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là một chế định
pháp luật được sử dụng trong Công ước Viên. Điều 25 Công ước
Viên quy định “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ bản nếu
vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những
gì bên kia có quyền kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không
tiên liệu được và một người có lý trí cũng không tiên liệu được tổn
hại đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”. Trải qua hơn 30
năm tồn tại, thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng MBHHQT
có liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng, các tòa án và trọng tài tại
các quốc gia thành viên Công ước Viên đã, căn cứ vào từng tình
huống cụ thể, xác định có hay không có một sự vi phạm cơ bản hợp
đồng để làm cơ sở áp dụng chế tài hủy hợp đồng, yêu cầu thay thế
hàng hóa…theo Công ước Viên. Vấn đề đặt ra là chế định vi phạm
cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên đặt ra những vấn đề gì trong
thực tiễn áp dụng?. Việt Nam học được gì từ những quy định và vận
dụng của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên của Công ước
Viên về vi phạm cơ bản hợp đồng và Việt Nam phải đối mặt với vấn

2

đề gì khi không sửa đổi để hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản
hợp đồng?
Để trả lời được những câu hỏi này, cần phải có sự nghiên
cứu kỹ những quy định về vi phạm cơ bản trong Công ước Viên. Đó
là lý do để NCS chọn vấn đề “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy
định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của
pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất định hướng và giải
pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ
bản hợp đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng
MBHHQT; Phân tích, làm rõ quy định và thực tiễn xác định các yếu
tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo Công ước Viên
của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên Công ước; Phân tích,
làm rõ quy định và thực trạng vận dụng các chế tài do vi phạm cơ
bản này của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên Công ước;
Phân tích những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy
định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam; Đề xuất
định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan
của Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề liên quan
đến vi phạm cơ bản, là các quy định của Công ước Viên và của pháp

3

luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng, về các chế tài được áp
dụng khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài giới hạn ở việc phân tích vi phạm cơ
bản hợp đồng theo Công ước Viên trong mối quan hệ với khái niệm
về vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Về không gian: Luận án phân tích thực tiễn và án lệ tòa án,
trọng tài ở một số nước như Đức, Pháp, Trung Quốc…là những nước
đã gia nhập Công ước Viên.
- Về thời gian: Luận án lấy số liệu từ năm 1988, năm Công
ước Viên có hiệu lực cho đến nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phương diện lý luận, luận án góp phần củng cố và hoàn
thiện cơ sở lý luận về vi phạm cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt
Nam. Về phương diện thực tiễn, những quan điểm và giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt am về vi phạm cơ bản hợp đồng được đề xuất
trong luận án s là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, cho các
cơ quan có th m quyền trong việc hoàn thiện các quy định của pháp
luật Việt Nam.
5. Những điểm mới của Luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và
toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về vi phạm cơ bản hợp đồng
MBHHQT theo Công ước Viên có so sánh với pháp luật Việt Nam.
- Luận án đã phân tích, bình luận, đánh giá một cách khách
quan về quy định và thực tiễn vận dụng quy định về vi phạm cơ bản
hợp đồng MBHHQT theo Công ước Viên và đặt nó trong mối quan
hệ với các quy định về vi phạm cơ bản theo pháp luật Việt Nam
nhằm tìm ra những bất cập, những điểm chưa hợp lý trong các quy
định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản.

nguon tai.lieu . vn