Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HIỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nhận diện đặc điểm pháp lí cơ bản của Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Luật học, số 8/2011, tr. 38-43 và tr.24. Phản biện 1: GS.TS. Lê Hồng Hạnh 2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Lịch sử hình thành và phát triển của Phản biện 2: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng pháp luật giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của WTO, Đặc san Tạp chí Luật học về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, số 10/2012, tr. 24-30. 3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO – nhìn từ góc độ so sánh với việc giải quyết tranh chấp về bán phá giá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (302)/2013, tr. 61- 67. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiều Luận án tại: 1) Thư viện Quốc gia 2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong thương mại quốc tế hiện nay, các tranh chấp về chống bán phá giá (BPG) ngày càng trở nên phức tạp và phổ biến. Trước thực trạng nói trên, bên cạnh việc tìm ra những giải pháp để đối phó với các cuộc điều tra về chống BPG và thuế chống BPG của nước ngoài, các thành viên WTO đã tích cực sử dụng những cơ chế thích hợp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Một trong những cơ chế được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay chính là DSM của WTO. Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc nghiên cứu pháp luật của WTO, cũng như yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trên thực tế, tính đến hết tháng 12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ tranh chấp về chống BPG trên tổng số mười chín vụ kiện có sự tham gia của Việt Nam tại WTO. Qua từng vụ tranh chấp, Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đã tham gia chủ động và tích cực vào DSM của WTO. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn những hạn chế bởi tính phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng như cơ chế điều phối của chính Việt Nam. Thực tiễn này đã đặt ra một yêu cầu cấp bách về việc cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện về thực tiễn pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp (GQTC) về chống BPG tại WTO cũng như cơ chế điều phối hoạt động giữa các cơ quan của Việt Nam ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực này. Thực hiện các chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp về chống 2 BPG tại WTO cũng như những yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt Nam v.v., cho thấy tính cấp thiết cao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO; quan niệm hiện hành của WTO về chống BPG, tranh chấp về chống BPG và pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG; nội dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG; thực tiễn GQTC về chống BPG tại WTO; thực tiễn tham gia của một số nước đang phát triển và thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc GQTC về chống BPG tại WTO. Tranh chấp về chống BPG và cơ chế giải quyết các tranh chấp này trong khuôn khổ WTO là những vấn đề phức tạp và có phạm vi nghiên cứu rộng. Bởi vậy, trong khuôn khổ hạn định về số trang đối với một luận án, tác giả sẽ chỉ tiến hành: (1) phân tích lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO; (2) phân tích quan niệm hiện hành của WTO về chống BPG, tranh chấp về chống BPG và pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG; (3) phân tích nội dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO, trong đó, tập trung vào những điểm đặc thù của lĩnh vực GQTC về chống BPG và phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB. Mặc dù có liệt kê tất cả các phương thức GQTC trong khuôn khổ 3 WTO, tuy nhiên, tác giả cũng sẽ chỉ chủ yếu phân tích cơ chế GQTC về chống bán phá giá tại DSB/WTO; (4) trình bày tổng quan về thực tiễn GQTC tại WTO về chống BPG, tập trung phân tích kinh nghiệm và thực tiễn tham gia vào việc GQTC tại WTO về chống BPG của ba nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và thực tiễn của Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi. Trong khuôn khổ của Luận án này, phương pháp so sánh là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là ở Chương 2 khi tác giả tiến hành so sánh các thuật ngữ có liên quan. Tương tự, phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng như những phương pháp bổ trợ cho phương pháp so sánh. 4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề liên quan tới GQTC về chống BPG tại WTO, vị thế của các nước đang phát triển cũng như làm rõ thực tiễn tham gia của các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng vào việc GQTC về chống BPG, để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc GQTC về chống BPG trong khuôn khổ WTO. 4 Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích các quan điểm về chống BPG, tranh chấp về chống BPG cũng như những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO; - Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực tiễn GQTC về chống BPG tại WTO, đi sâu vào phân tích một số vụ tranh chấp cụ thể và làm rõ những điểm bất cập của việc GQTC về chống BPG trong khuôn khổ của tổ chức này; đồng thời, phân tích và đánh giá thực tiễn tham gia của Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam vào việc GQTC về chống BPG tại WTO, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Phân tích các quan điểm và định hướng cơ bản, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc GQTC về chống BPG tại WTO. 5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án - Luận án đã làm rõ quan niệm hiện hành của WTO đối với “tranh chấp về chống BPG”, phân biệt loại tranh chấp này với “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của quốc gia thành viên, đồng thời phân biệt ba loại tranh chấp liên quan tới các biện pháp khắc phục thương mại có mối liên hệ gần gũi với nhau trong khuôn khổ WTO, đó là “tranh chấp về chống BPG”, “tranh chấp về chống trợ cấp” và “tranh chấp về tự vệ thương mại”. Đây là những thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng, bởi vậy, các kết quả nghiên cứu nói trên đã góp phần làm sáng tỏ và giúp phân biệt rõ ràng những thuật ngữ này; 5 - Luận án đã làm rõ nội dung và điểm đặc thù của pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO so với việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung tại WTO; - Luận án đã làm rõ mối quan hệ tương tác giữa GQTC về chống BPG theo pháp luật WTO và GQTC về BPG theo pháp luật quốc gia thành viên; - Luận án đã làm rõ phạm vi và đặc điểm của bốn vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB, bao gồm tranh chấp về thuế chống BPG chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, tranh chấp về biện pháp tạm thời, và tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một quốc gia thành viên với nội dung của Hiệp định về chống BPG của WTO (ADA); - Luận án đã nhận định được xu hướng vận động và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO; - Luận án đã làm sáng tỏ được thực tiễn GQTC về chống BPG tại WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển, tổng hợp được kinh nghiệm tham gia vào việc GQTC về chống BPG của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời Luận án cũng đã chỉ ra được thực trạng và nguyên nhân sự tham gia hạn chế của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng vào quá trình giải quyết các tranh chấp này; - Luận án, dựa trên cơ sở những kết quả phân tích và đánh giá khách quan, đã nêu ra được những bài học kinh nghiệm và đưa ra được các giải pháp mới, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào quá trình GQTC về chống BPG tại WTO, chủ yếu là những đề xuất cụ thể khi Việt Nam tham gia với tư cách là 6 nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba trong các vụ tranh chấp tại WTO về chống BPG. 6. Cấu trúc của Luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có kết luận của từng chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở các nước và ở Việt Nam liên quan đến đề tài Luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận đối với tranh chấp về chống BPG và pháp luật quốc tế áp dụng trong GQTC về chống BPG tại WTO. Chương 3: Thực tiễn GQTC tại WTO về chống BPG và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc GQTC tại WTO về chống BPG. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Tình hình nghiên cứu ở các nước Ở các nước, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề GQTC về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển. Điển hình trong số những tác giả và công trình nghiên cứu nói trên phải kể đến: (i) J.G. Merrills (2011), ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn