Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NH VĂN BÙI HỮU TIẾN VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU Ở LƯU VỰC SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 62.22.60.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 1 Hà Nội ­ 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ­ Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: ­ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Mỹ Dung ­ Tiến sĩ Ngô Thế Phong Giới thiệu: .............................................................. Giới thiệu: .............................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại: ............................................................................... ....................................................................................................... Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia Việt Nam ­ Trung tâm Thông tin ­ Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa Đồng Đậu là một mắt xích trong phổ hệ văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng. Nghiên cứu về phổ hệ văn hóa này đã có các công trình mang tính tổng hợp như “Văn hoá Phùng Nguyên” của Hán Văn Khẩn, “Văn hoá Gò Mun” của Hà Văn Phùng, “Văn hoá Đông Sơn tính thống nhất và đa dạng” của Phạm Minh Huyền, “Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam” do Hà Văn Tấn làm chủ biên… Để nâng cao nhận thức và góp phần nghiên cứu về thời kỳ văn minh sông Hồng nói riêng và lịch sử dân tộc thời dựng nước nói chung cần có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, tổng hợp và toàn diện về văn hoá Đồng Đậu. Luận án “Văn hoá Đồng Đậu và vị trí của nó trong thời đại đồng thau ởlưuvựcsôngHồng” bướcđầuhướng tớimụcđíchđó. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Hệthốnghoátoànbộtưliệuvàkếtquảnghiêncứu từ trước đến nay về văn hoá Đồng Đậu nhằm cung cấp những tư liệu tổng hợp, cập nhật, đảo bảo tính chính xác, khoa học, kháchquan. 2.2. Phân tích, diễn giải hệ thống tư liệu nhằm nhận diện các nét đặc trưng cơ bản; sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hoá Đồng Đậu. 2.3. Làm rõ quá trình phát triển của văn hóa Đồng Đậu. 3 2.4. TìmhiểucácmốiquanhệcủavănhoáĐồngĐậutrong khônggianvàthờigian. 3. Đối tượng, phạm vi, nguồn tư liệu và các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các di tích, di vật thuộc văn hóa Đồng Đậu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về phạm vi nghiên cứu của luận án: nghiên cứu các di tích, di vật của văn hóa Đồng Đậu nhằm làm rõ những đặc trưng cơ bản; và nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa Đồng Đậu trong thời đại kim khí ở lưu vực sông Hồng. ­ Về không gian, thời gian: luận án tập trung nghiên cứu các di tích văn hóa Đồng Đậu đã được điều tra, khảo sát, khai quật ở lưu vực sông Hồng trong khoảng thời gian từ khoảng 3.500 ­ 2.900 năm cách nay. 3.3. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án ­ Nguồn tư liệu sử dụng chủ yếu là báo cáo của các cuộc điều tra, khảo sát, thám sát, khai quật khảo cổ học; các bài viết đăng trên tạp chỉ Khảo cổ học và Kỷ yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học xuất bản hàng năm; các sách chuyên khảo, đề tài khoa học đã công bố và một số bài viết đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. ­ Những kết quả chỉnh lý hiện vật, nghiên cứu của tác giả về văn hóa Đồng Đậu trong khoảng 10 năm từ 2005 đến nay. 3.4. Các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu 4 ­ Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của văn hóa Đồng Đậubiểuhiệnquanhữngditích,divật. ­ Những biến đổi trong cấu trúc kinh tế xã hội và đời sốngcưdâncổtronggiai đoạnvănhóaĐồng Đậulàgì?Lýgiải nguyênnhân/độnglựctạorasựbiếnđổi. ­ Xác định, đánh giá vai trò của những yếu tố nội sinh và ngoại sinh tham gia vào sự hình thành văn hóa Đồng Đậu. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các cách tiếp cận: luận án sử dụng cách tiếp cận lịch sử văn hóa, vận dụng các quy luật của duy vật lịch sử và duy vậtbiệnchứng để nhìnnhận, phântích,lýgiảisự vậnđộng và những chuyển biến của văn hoá, lịch sử trong thời kỳ Đồng Đậu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng chính yếu trong luận án là phương pháp nghiên cứu liên ngành: kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khảo cổ học với các phương pháp của ngành khoa học tự nhiên (phân tích quang phổ, AMS, C14, phương pháp phân tích khoáng vật đá…). 5. Kết quả, đóng góp của luận án 5.1. Luận án đã xây dựng được một hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ và toàn diện phục vụ cho việc nghiên cứu về văn hoá Đồng Đậu nói riêng và thời kỳ dựng nước nói chung. 5.2. Nêu được các nét đặc trưng cơ bản về di tích và di vật của văn hoá Đồng Đậu. 5.3. Bước đầu phác dựng lại được bức tranh kinh tế, xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đồng Đậu trong bối cảnh thời đại kim khí ở lưu vực sông Hồng. Trên cơ 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn