Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ TRỌNG HÙNG

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trương Thị Thông
2. TS. Đặng Kim Oanh

Phản biện 1: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 2: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 3: ...........................................................
...........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng,
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng đó,
trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn quan tâm phát triển kinh tế nông nghiệp, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện qua các chủ trương, đường lối, đã giải đáp
đúng và trúng những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam chuyển dịch đúng hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và có tác động mạnh đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đã chứng
minh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng là đúng đắn,
phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, đáp ứng nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân.
Vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, phát huy truyền thống quê hương
“Khoán hộ”, bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm
2010, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời, chủ động, sáng tạo hoạch định những chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sát hợp với tình hình thực tiễn của địa
phương và từng bước tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Việc nghiên cứu, đánh giá khách quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có những chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho việc phát triển kinh tế
nông nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp là việc làm cần thiết, khẳng định rõ hơn vai trò lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ đổi mới.
Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010" làm
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Từ đó, đánh giá những kết

2

quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá
trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và bước đầu đúc rút một
số kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2010.
- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, qua hai giai đoạn
1997-2005 và 2006-2010.
- Đánh giá ưu, khuyết điểm, làm rõ nguyên nhân và đúc rút những kinh
nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp những năm 1997-2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong đó,
luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về
sự chuyển dịch giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chuyển dịch
cơ cấu nội ngành.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2010.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu bằng phương pháp lịch sử và
phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân
tích và tổng hợp.

3

5. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư… của Đảng, Chính
phủ, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành có liên
quan… về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Một số luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của
tập thể, cá nhân các nhà khoa học.
- Nguồn tài liệu khảo sát thực tế ở địa phương, quan sát thực địa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hệ thống chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tế từ năm 1997 đến năm 2010.
- Bước đầu nêu một số nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh, góp phần tổng kết lý
luận và thực tiễn của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần tổng kết thực tiễn, gợi mở những bài học kinh nghiệm để vận
dụng trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
Lịch sử Đảng, lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả có
liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

nguon tai.lieu . vn