Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOK DARETH

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA VƢƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử PTCS, CNQT & GPDT
: 62 22 52 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015

Công trình đƣợc hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ
2. PGS.TS HÀ MỸ HƢƠNG

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng khoa học chấm luận án
cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia và
Thƣ viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Sok Dareth (2014), “Bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc
Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 trên lĩnh vực kinh tế”, Tạp
chí Giáo dục lý luận, (số 222), tr. 84-86.
2. Sok Dareth (2014), “Quan hệ Campuchia - Việt Nam: Thực trạng và
Triển vọng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 289), tr. 38-42.
3. Sok Dareth (2015), “Bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc
Campuchia từ năm 1993 đến nay trên lĩnh vực đối ngoại”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 1-178), tr.37-45.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đấu tranh giành, củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng đất nước, lựa
chọn con đường phát triển và tiến lên xã hội hiện đại là những vấn đề thường
trực, cấp thiết của khoa học và thực tiễn chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, khu vực hóa đang tác động mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, thì nội
hàm độc lập dân tộc được hiểu rộng hơn. Theo đó, vấn đề đấu tranh bảo vệ
độc lập, và vấn đề hội nhập quốc tế cũng mang sắc thái mới, đang đặt ra
không ít thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và
Campuchia nói riêng.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Campuchia tuy là một nước nhỏ
về diện tích và dân số, nhưng có lịch sử lâu đời, nguồn tài nguyên phong
phú và đa dạng cùng với vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực, có
những nét đặc trưng riêng trong quá trình phát triển kể từ khi giành được
độc lập dân tộc từ Pháp năm 1953, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (19701975), giai đoạn chế độ Diệt chủng Khmer đỏ (1975-1978), nội chiến lật đổ
chế độ Khmer Đỏ - giải phóng dân tộc (tháng 12/1978 đến tháng 1/1979),
giai đoạn từ 1979 đến 1991 là nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân
Campuchia với các phe phái (chủ yếu là với Khmer Đỏ). Từ năm 1991, khi
Hiệp định Paris về việc giải quyết vấn đề Campuchia được ký kết và từ sau
khi Nhà nước Vương quốc Campuchia và Chính phủ Hoàng gia Campuchia
được thành lập năm 1993 (nhiệm kỳ I) đến nay (nhiệm kỳ V), Chính phủ
luôn thường trực quan điểm lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ nền độc lập
dân tộc của đất nước, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế để xây dựng đất nước. Với chính sách đối nội, đối ngoại
đúng đắn, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chính phủ Hoàng gia
Campuchia từng bước đưa đất nước và nhân dân Campuchia tiến lên, đạt
được những thành tựu to lớn và ngày càng có uy tín cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công cuộc bảo
vệ độc lập dân tộc của Campuchia còn rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vì vậy,
việc nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nó không chỉ làm rõ tính đặc thù của
con đường đấu tranh củng cố và bảo vệ nền độc lập dân tộc, mà quan trọng
hơn là hiểu rõ các cách thức, biện pháp phát triển kinh tế, ổn định xã hội và
hài hòa dân tộc, cũng như việc thực thi chính sách đối ngoại của Campuchia
trong bối cảnh thế giới mới.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Cuộc đấu tranh bảo
vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm
2013” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ.
1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng quá trình đấu tranh bảo
vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 2013; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án
tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích những nhân tố tác động đến công cuộc đấu tranh bảo
vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013.
- Phân tích thực trạng quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình đấu tranh
bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 và rút ra một
số kinh nghiệm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
của Vương quốc Campuchia. Vấn đề được tiếp cận là các chính sách xây
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, dưới sự lãnh đạo của chính phủ
Hoàng gia Campuchia giai đoạn 1993 - 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013.
- Thời gian: Đề tài được giới hạn từ năm 1993 đến năm 2013. Năm
1993 là thời điểm Campuchia tổ chức cuộc tổng tuyển cử toàn quốc lần
đầu tiên và là mốc ra đời Nhà nước Vương quốc Campuchia và chính phủ
Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ I. Năm 2013 là mốc chính phủ Hoàng gia
hết nhiệm kỳ IV, tròn 20 năm lãnh đạo đất nước.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin về hình thái kinh tế - xã hội, về nhà
nước và giai cấp, về dân tộc và thời đại, về đảng cầm quyền trong hệ thống
chính trị Campuchia; cương lĩnh chính trị của chính phủ Hoàng gia
Campuchia về vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, các chiến lược xây dựng và
phát triển đất nước của chính phủ Hoàng gia Campuchia qua 4 nhiệm kỳ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu
lịch sử - logic là phương pháp chủ đạo để trình bày quá trình phát triển của
đất nước Campuchia, phương pháp liên ngành và các phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo... được dùng để hỗ trợ
cho việc phân tích các nội dung nghiên cứu.
2

nguon tai.lieu . vn