Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ TIẾN HƯNG

XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO
ĐIỀU TRA SINH KHỐI VÀ CARBON CÂY ĐỨNG
RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng
Mã số: 62 62 02 08

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2015

Luận án được hoàn thành tại:
Trường đại học lâm nghiệp - Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Ngọc Giao
2. GS.TS Nguyễn Hải Tuất

Phản biện 1: …………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………
Phản biện 3: …………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ......
……………………………………………………………………………Vào
hồi …… giờ, ngày … tháng … năm 20…

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và thư viện trường Đại học Lâm nghiệp

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Vũ Tiến Hưng “Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và các bon cây đứng
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Bắc Bộ Việt Nam”, Tạp chí NN & PTNT, số 17 năm 2014
trang 107-113.
2. Vũ Tiến Hưng, Phạm Thế Anh “Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và các
bon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Nam Trung Bộ Việt Nam”Tạp chí khoa học
và công nghệ lâm nghiệp, số 3 năm 2014 trang 21-26.
3. Vũ Tiến Hưng, Phạm Minh Toại, Nguyễn Đình Hải“Xây dựng cơ sở khoa học cho
điều tra sinh khối và các bon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam”Tạp chí Rừng và môi trường, số 66 năm 2014 trang 61-66.
4. Vũ Tiến Hưng, Phạm Thế Anh “Lựa chọn phương trình xác định thể tích thân cây các
loài cây khai thác phổ biến ở rừng tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ” Tạp chí NN & PTNT, số 20 năm
2012 trang 91-94.
5. Vũ Tiến Hinh, Phạm Thế Anh, Phùng Nhuệ Giang, Hoàng Xuân Y, Vũ Tiến Hưng,
Hoàng Văn Hoàn “Nghiên cứu phương pháp điều tra thể tích cành cho một số loài cây đang được
khai thác chủ yếu ở rừng tự nhiên của Việt Nam” Tạp chí NN & PTNT, tháng 11 năm 2011 trang
56-64.
6. Vũ Tiến Hinh, Phạm Thế Anh, Phùng Nhuệ Giang, Hoàng Xuân Y, Vũ Tiến Hưng,
Hoàng Văn Hoàn “Xác định tỷ lệ các loại gỗ lợi dụng thân cây cho một số loài cây đang được khai
thác chủ yếu ở rừng tự nhiên của Việt Nam”Tạp chí NN & PTNT, tháng 11 năm 2011 trang 65-71.
7. Vũ Tiến Hưng, Đỗ Anh Tuân, Nguyễn Minh Thanh “Xây dựng cơ sở khoa học cho
điều tra sinh khối và các bon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Việt
Nam” Tạp chí NN & PTNT, tháng 11 năm 2014 trang 97-101.
8. Vũ Tiến Hưng, Vũ Thế Hồng, Nguyễn Minh Thanh, Hoàng Văn Hoàn “Nghiên cứu
một số đặc điểm của tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở
Việt Nam” Tạp chí NN & PTNT, tháng 1 năm 2015 trang 124-128.

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là hệ quả của sự nóng lên của khí quyển, mà nguyên nhân chính là sự
tăng lên của nồng độ khí CO2. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật nói chung và
cây rừng nói riêng hấp thu khí CO2 để chuyển hóa thành carbon. Carbon được tích lũy trong các
bộ phận cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, ở thảm mục và ở đất rừng. Vì thế, việc nghiên cứu xác định
khả năng tích tụ carbon của rừng làm cơ sở cho việc tính lượng khí CO2 do rừng hấp thu là vấn
đề cấp thiết có tính toàn cầu.
Như vậy, một trong những cơ sở để định giá rừng là trữ lượng carbon, và đây chính là lý
do để nhận thức, điều tra trữ lượng carbon của rừng cần được coi là nội dung của điều tra tài
nguyên rừng, bên cạnh nội dung điều tra trữ lượng gỗ.
Ở nước ta, trong thời gian gần đây, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về sinh
khối và khả năng tích tụ carbon cho đối tượng rừng tự nhiên, nhưng chưa có công trình nghiên
cứu nào về lập biểu sinh khối và carbon cây đứng theo vùng sinh thái cũng như trên phạm vi
quốc gia và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến phương pháp điều tra nhanh
sinh khối lâm phần cho đối tượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên phạm vi toàn quốc.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của điều tra rừng tự nhiên hiện nay ở nước ta và các công trình
khoa học đã công bố, tác giả thực hiện đề tài luận án: “Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra
sinh khối và carbon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt Nam”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và carbon rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh ở Việt nam
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng được các phương trình, các biểu phục vụ cho điều tra sinh khối và carbon cây
cá lẻ và lâm phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Về lý luận
Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và carbon cây đứng rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh ở Việt nam.
3.2. Về thực tiễn
- Xác định được cấu trúc sinh khối các bộ phận cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh ở Việt nam.
- Xây dựng và kiểm nghiệm được phương trình sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh ở Việt nam.
-Lập biểu và đánh giá được sai số của biểu sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh ở Việt nam.
-Xây dựng và đánh giá được sai số các phương trình cho điều tra nhanh sinh khối lâm
phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam.
4. Những điểm mới của đề tài
● Xác định được cấu trúc sinh khối các bộ phận cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh ở Việt nam.

2

● Xây dựng và kiểm nghiệm được phương trình sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh ở Việt nam.
● Lập biểu và đánh giá được sai số của biểu sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh ở Việt nam.
● Xây dựng và đánh giá được sai số các phương trình cho điều tra nhanh sinh khối lâm
phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam.
● Xác định hệ số chuyển đổi trữ lượng gỗ sang sinh khối làm cơ sở quy đổi từ trữ lượng
gỗ sang trữ lượng carbon cho đối tượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Bộ phận cây gỗ của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, không bao gồm rừng ngập mặn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về cơ bản đề tài thực hiện trên phạm vi toàn quốc (gồm vùng Tây Nguyên, vùng Nam Trung
bộ, vùng Bắc Trung bộ, vùng Bắc bộ).
5.3. Giới hạn của đề tài
- Do địa bàn nghiên cứu rộng, các nội dung nghiên cứu được triển khai ở bốn vùng chủ yếu:
vùng Tây Nguyên, vùng Nam Trung bộ, vùng Bắc Trung bộ, vùng Bắc bộ.
- Kết thừa số liệu điều tra sinh khối phần trên mặt đất của cây gỗ ở 18 ô tiêu chuẩn (diện tích ô
1ha) thuộc Chương trình UN-REED Việt Nam.
- Vì điều kiện kinh phí và thời gian có hạn đề tài kế thừa số liệu phần carbon trên mặt đất và
dưới mặt đất của đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của trạng thái rừng thứ sinh và rừng
phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên” và đề tài “Mô hình sinh trắc và công
nghệ viễn thám - GIS để xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây
Nguyên”.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới cũng như ở
trong nước theo quan điểm khác nhau của các nhà khoa học lâm nghiệp từ trước đến nay thì vấn
đề lập biểu sinh khối và các bon có thể tóm lược theo mấy điểm sau:
Từ các công trình nghiên cứu về sinh khối rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt
Nam đã đề cập ở trên cho thấy. Các tác giả đã xác lập được phương trình sinh khối trên mặt đất
theo D, theo D, H, theo D, H, WD và theo D, H, WD, St (diện tích tán) cho 5 vùng sinh thái.
Trong số đó, có 3 vùng phương trình sinh khối đã được kiểm nghiệm bằng số liệu thực tế. Từ
đó tính được phạm vi mắc sai số của cây cá lẻ và sai số tổng sinh khối cây kiểm tra. Chưa có
công trình nào đề cập đến lập biểu sinh khối cây cá lẻ cũng như phương pháp điều tra sinh khối
lâm phần (gồm phương trình sinh khối lâm phần và sai số khi vận dụng). Từ đó vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu cho đối tượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt Nam là:
(1) Lập biểu sinh khối và carbon cây cá lẻ
(2) Xây dựng phương pháp điều tra nhanh sinh khối và carbon lâm phần
Để lập biểu sinh khối và carbon cây cá lẻ cần giải quyêt các vấn đề cơ bản sau:
- Biểu lập theo những nhân tố nào. Biểu lập theo vùng hay chung cho toàn quốc.
- Xác định được sai số sử dụng biểu bằng tài liệu không tham gia lập biểu.

nguon tai.lieu . vn