Xem mẫu

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM THU THỦY

XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NHTMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ

TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2017

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM THU THỦY

XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NHTMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62340201
TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Kim Anh
2. PGS.TS. Mai Thanh Quế

Hà Nội, 2017

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng lợi thế cạnh tranh được hiểu là khả năng tạo dựng, phát triển và
khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp đạt được các
thành công vượt trội hơn so với các đối thủ. Tuy có khá nhiều cách thức tiếp cận
khác nhau để xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhưng chưa có một
nghiên cứu tổng thể và toàn diện về cách thức tiếp cận là hiệu quả nhất để xây dựng
lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên thị trường bán lẻ.
Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay
gắt. Micheal Porter (2011) khi nhận định về thị trường NHBL Việt Nam, cho rằng
việc không tạo ra được các lợi thế cạnh tranh nổi bật sẽ hạn chế các ngân hàng vươn
đến một vị thế cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, thị trường ngân hàng bán lẻ đang thay
đổi rất nhanh chóng. Nếu như hiện tại, các ngân hàng tự hào vì có mạng lưới chi
nhánh rộng lớn và cho rằng đó là lợi thế cạnh tranh chủ yếu, thì trong tương lai, đó
có thể không còn là lợi thế.
BIDV đang đặt mục tiêu trở thành một trong 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại
Việt Nam. Tuy nhiên, NH vẫn chưa xây dựng và khai thác hiệu quả LTCT. Có thể
thấy điều này qua sự tăng trưởng bán lẻ chưa thực sự bền vững và chưa xứng với
tiềm năng của ngân hàng, các giá trị khác biệt của ngân hàng chưa được khách hàng
trải nghiệm và cảm nhận rõ ràng, tỷ lệ khách hàng trung thành chưa cao...
Từ các khoảng trống lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng
lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ”
làm đề tài luận án tiến sĩ. Đề tài hi vọng có những đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận
và thực tiễn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho NHTMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận án tập trung nghiên cứu về LTCT của NHTM trên thị trường bán lẻ
Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, luận án sẽ có các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống, phân tích, luận giải và làm rõ cơ sở luận của việc xây dựng
LTCT của NHTM trên thị trường bán lẻ.
- Đánh giá thực trạng xây dựng LTCT của NHTM trên thị trường bán lẻ, lấy
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) làm đối tượng đánh giá.

1

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng,các LTCT của NH TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng LTCT trên thị trường NHBL.
Phạm vi nghiên cứu là các LTCT của NH BIDV trong giai đoạn từ 2012 đến
2015 trên cơ sở so sánh chéo với các NHTM khác trên thị trường.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu đinh tính và định
lượng, bao gồm: Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp;
Phương pháp điều tra trực tiếp các KH cá nhân, hộ gia đình đã hoặc đang sử dụng
dịch vụ của BIDV; Phương pháp phỏng vấn chuyên gia là các cấp lãnh đạo lĩnh vực
NHBL của BIDV; Phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình phân tích
bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis).
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở luận về xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTM trên thị
trường bán lẻ.
Chương 3: Thực trạng xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ.
Chương 4: Giải pháp xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Dựa trên các nghiên cứu về LTCT của DN, luận án đã hệ thống hóa, luận
giải các nội dung bao gồm khái niệm LTCT, lợi ích của LTCT, nguồn hình thành
LTCT, các yếu tố tạo LTCT... phù hợp với đặc điểm của NHTM và hoạt động kinh
doanh trên thị trường NHBL của NHTM.
- Luận án đã đưa ra quan điểm về xây dựng LTCT, cụ thể hóa quy trình xây
dựng LTCT cho NHTM trên thị trường NHBL. Đặc biệt, luận án đã ứng dụng
khung lý thuyết về thẻ điểm cân bằng để xây dựng một hệ thống đánh giá việc xây
dựng LTCT của NHTM dựa trên 4 nhóm tiêu chí, bao gồm cả các tiêu chí về thành
quả cạnh tranh và các tiêu chí về cách thức và tiềm năng tạo LTCT. Đây được xem
là nội dung mới nổi bật, góp phần thu hẹp khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận.

2

- Luận án đã sử dụng 4 nhóm tiêu chí để đánh giá khá toàn diện và đầy đủ
việc xây dựng LTCT của NH BIDV trong giai đoạn 2013-2015 với các số liệu cập
nhật và đáng tin cậy từ 22 NHTM Việt Nam, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng. Đây cũng là điểm mới chưa có một công trình nghiên
cứu nào thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu.
- Luận án đã đề xuất một số giải pháp xây dựng LTCT của NH BIDV. Các
giải pháp đều dựa trên cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn đầy đủ, có cập nhật xu
hướng thay đổi và phát triển của thị trường NHBL.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về lợi thế cạnh tranh của các NHTM trên thị
trường bán lẻ
1.1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về lợi thế cạnh tranh nói chung
Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về xây dựng LTCT đối với các
doanh nghiệp (DN) nói chung. Các nghiên cứu này đều thống nhất ở khái niệm và
tầm quan trọng của LTCT khi cho rằng LTCT là yếu tố không thể thiếu để cạnh
tranh hiệu quả [27]. Song khi nghiên cứu về nguồn hình thành LTCT, cá tác giả
chia thành các trường phái khác nhau, bao gồm trường phái trọng thị trường, trường
phái trọng nguồn lực và trường phái kết hợp. Mỗi trường phái đều có những lập
luận riêng để bảo vệ cho quan điểm của mình
1.1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước về lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng bán lẻ
.Liên quan đến xây dựng LTCT trong lĩnh vực NHBL, các kết quả nghiên cứu trực
tiếp không nhiều. Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng bản thân dịch vụ tài chính
khó tạo ra LTCT do tính vô hình và dễ sao chép. LTCT sẽ đến từ các yếu tố thuộc
về dich vụ và từ NH cung ứng dịch vụ
1.1.1.3. Các nghiên cứu ngoài nước về yếu tố thành công của các NHTM
trên thị trường bán lẻ
Nhiều nghiên cứu khác tuy không trực tiếp về LTCT trên thị trường NHBL,
nhưng lại về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn NH, các yếu tố thu hút KH, các
yếu tố tạo thành công của các NH trên thị trường bán lẻ. Các nghiên cứu này có thể

3

nguon tai.lieu . vn