Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***** NGUYỄN PHÚC CẢNH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KÊNH CHO VAY TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016 DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Bài báo Võ Xuân Vinh, Nguyễn Phúc Cảnh (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh cho vay trong truyền dẫn chính sách tiền tệ”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng 112, 7/2015, p.38-47, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh (2015), “Cơ chế truyền dẫn của Chính sách tiền tệ: Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng 154, 3/2015, p.29 – 41, Học viện ngân hàng, Việt Nam. Võ Xuân Vinh & Nguyễn Phúc Cảnh (2014), “Monetary policy and bank credit risk in Vietnam pre and post global financial crisis”, Contemporary Studies in Economic and Financial Analysis, Vol. 96; Risk Management Post Financial Crisis: A Period of Monetary Easing, Emerald Group Publishing Limited, United Kingdom, p.277-290. Nguyễn Phúc Cảnh, Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh (2014), “Truyền dẫn của chính sách tiền tệ: một số mô hình kiểm định phù hợp”, Tạp chí phát triển và hội nhập 16 (26), P.41 - 46, 6/2014, Trường Đại học kinh tế tài chính Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh, Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh (2014), “Nới lỏng định lượng và lạm phát mục tiêu trên thế giới - bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng 99, p.40 -48, 6/2014, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh, Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh (2014), “Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất ngân hàng tại Việt Nam trước và sau khủng hoảng”, Tạp chí phát triển kinh tế 283, p.42 - 67, 5/2014, Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh, Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh (2014), “Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tỷ giá tại Việt Nam – trước và sau khủng hoảng”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng 143, p.27 - 35, 4/2014, Học viện ngân hàng, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh (2014), “Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh giá tài sản tài chính: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập 19(29), 11-12/2014, Trường Đại học kinh tế tài chính thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh (2013), “Chính sách lạm phát mục tiêu- cơ chế giám sát độc lập và cơ hội cho việt nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại”, Tạp chí phát triển và hội nhập 13 (23), 11/2013, Trường Đại học kinh tế tài chính Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Hồng Quân (2013), “Đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế 276, 10/2013, p.75 – 91, Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hội thảo Võ Xuân Vinh, Nguyễn Phúc Cảnh (2014), “Monetary policy transmission in Vietnam: evidence from a VAR approach”, the 27th Australasian Finance and Banking conference, 16 – 18 December 2014, UNSW Business School, Sydney, Australia. Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh, Nguyễn Phúc Cảnh (2014), “Effect of monetary policy to trade balance on open developing country: a case of Vietnam”, ICFE 2014 - The International Conference on Finance and Economics Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City, Vietnam, June 2nd - 4th, 2014. Nguyễn Phúc Cảnh (2014), “Bank risk pre and post global financial crisis in Vietnam: a survey”, ICFE 2014 - The International Conference on Finance and Economics Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City, Vietnam, June 2nd - 4th, 2014. Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh, Nguyễn Phúc Cảnh (2014), “Hiệu quả công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam”, Hội thảo tổng kết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn 30 năm đổi mới, Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 01/21/2014. Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Phúc Cảnh (2013), “Truyền dẫn của Chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Hội thảo phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Đại học ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Công trình nghiên cứu Nguyễn Phúc Cảnh, Võ Xuân Vinh (2015), “Vai trò của tỷ giá hối đoái trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam”, Đề tài cấp trường, trường Đại học kinh tế Tp.HCM, chủ nhiệm, CS-2015-44. Võ Xuân Vinh, Nguyễn Phúc Cảnh (2014), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Monetary policy and bank credit risk in Vietnam pre and post global financial crisis”, Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Hồng Quân (2013), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam”, Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sách Võ Xuân Vinh, Nguyễn Phúc Cảnh (2016), Sách chuyên khảo: “Chính sách tiền tệ: nghiên cứu ứng dụng các mô hình định lượng”, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tóm tắt Nghiên cứu này xem xét sự tồn tại của kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh cho vay trong truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Thêm vào đ1o, nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến kênh cho vay cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nằm 2008 đến kênh truyền dẫn này. Nghiên cứu phát hiện bằng chứng của kênh chi phí tại Việt Nam, điều này phản ánh tính không hiệu quả của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát, vì vậy đây là thách thức rất lớn cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không phát hiện bằng chứng có ý nghĩa thống kê về kênh tỷ giá và kênh giá tài sản chứng tỏ hai kênh truyền dẫn này yếu hoặc không tồn tại ở Việt Nam. Nghiên cứu này cũng phát hiện bằng chứng của kênh cho vay tại Việt Nam, trong đó kênh cho vay bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của ngân hàng thương mại như quy mô và vốn của ngân hàng. Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có tác động mạnh đến kênh cho vay làm kênh cho vay mạnh hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Trước tiên, với các kết quả nghiên cứu đó, luận án này có đóng góp về mặt lý thuyết về sự tồn tại của kênh chi phí tại quốc gia nhỏ và mở cửa. Tiếp đến luận án này có đóng góp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của kênh cho vay, các yếu tố tác động bao gồm cả tác động của khủng hoảng đến kênh cho vay tại một quốc gia mới nổi như Việt Nam. Thứ ba, luận án này có đóng góp quan trọng cho nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam phải đối mặt với các cú sốc từ bên ngoài như khủng hoảng toàn cầu. Với khía cạnh học thuật, luận án này xác định rằng những nhà nghiên cứu kinh tế nên kiểm tra sự tồn tại của tất cả các kênh truyền dẫn trong cùng một mô hình để dễ dàng kiểm soát tốt hơn các tương tác giữa các kênh và hiệu quả của từng kênh. Với kết quả thực nghiệm, luận án có những hàm ý chính sách quan trọng cho nhà hoạch định chính sách Việt Nam như phát triển thị trường nợ và vốn, kiểm soát các hoạt động có tính rủi ro của hệ thống ngân hàng và áp dụng các chính sách tiền tệ phi truyền thống như chính sách lạm phát mục tiêu. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Tổng quan về kinh tế Việt Nam và chính sách tiền tệ 1.1.1. Kinh tế Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đã trai qua nhiều giai đoạn tăng trưởng cao từ năm 1994, đặc biệt giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007. Trong đó, kinh tế Việt Nam trải qua hai giai đoạn tăng trưởng chậm lại do khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. 1.1.2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam Trong khi đó, hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng thu hút nhiều chú ý trong giai đoạn 2007 – 2012 khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn bất ổn. Năm 2010, quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 với nhiều thay đổi quan trọng so với phiên bản năm 2003, trong đó thay đổi quan trọng nhất là ngân hàng nhà nước được xác định rõ ràng là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ ở điều 2 của luật này. 1.1.3. Chính sách tiền tệ Việt Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực thi chính sách tiền tệ mở rộng trong giai đoạn 2000 – 2007 nhằm đối phó với khủng hoảng 1997 và thúc đẩy kinh tế phát triển, sau đó ngân hàng nhà nước tiếp tục mở rộng và thắt chặt tiền tệ nhiều lần trong giai đoạn 2008 - 2012. 1.1.4. Chính sách tiền tệ và các yếu tố vĩ mô của Việt Nam 1.1.4.1. Lãi suất thị trường Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay cũng thay đổi theo xu hướng của VNIBOR, hai lãi suất này ổn định ở mức thấp trong giai đoạn 2000 – 2007, sau đó biến động cùng với thay đổi trong chính sách tiền tệ như tăng trong năm 2008, giảm năm 2009, tăng trở lại trong năm 2010, 2011 và giảm trong năm 2012. 1.1.4.2. Lạm phát Tăng trưởng kinh tế nóng, đầu tư công lớn và thiếu hiệu quả cùng với tổng cầu tăng sau khi gia nhập WTO, thâm hụt ngân sách dài hạn, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền cao cùng ảnh hưởng của sự gia tăng trong giá cả hàng hóa thế giới làm tăng lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012, đặc biệt trong một số năm như 2008, 2010, 2011. 1.1.4.3. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá USD/VND tăng liên tục từ mức 10,966 năm 1994 lên 15,994 năm 2006 và 20,293 năm 2012, trong đó tỷ giá USD/VND đã tăng với tốc độ thấp và ổn định sau năm 2000. Nhưng sau năm 2007, tỷ giá USD/VND tăng với tốc độ cao trong những năm 2008, 2009, 2010, 2011 và tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2012. 1.1.4.4. Tín dụng Tín dụng mở rộng nhanh và rộng trong giai đoạn 2000 – 2007 từ mức 50,000 tỷ VND năm 1994 lên đến trên 700,000 tỷ VND năm 2006 và trên 3,200,000 tỷ VND năm 2012. 1.1.4.5. Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển thị trường chứng khoán từ những năm đầu thế kỷ 21 với sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 (HSX) và sau đó là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2006 (HNX), nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn có quy mô nhỏ và thiếu các sản phẩm tài chính cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. 1.1.4.6. Tóm lại ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn