Xem mẫu

0 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------------- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án NGUYỄN ANH TÚ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học Luận án với đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam" bao gồm Lời mở đầu 17 trang và 3 chương với số trang lần lượt là 53, 55, 27 trang. Nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Luận án có 79 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh, 7 hình vẽ, 4 sơ đồ, 5 bảng biểu và 34 trang phụ lục. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận quản lý) Mã số: 62340410 1. Luận án đã đưa ra 4 mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, bao gồm: (1) Phát triển đúng định hướng của Đảng; (1) Nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; (3) Bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; (4) Nâng cao hiệu quả kinh tế. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Văn Nam 2. PGS.TS Đonà Thị Thu Hà 2. Dựa trên lý thuyết về khoa học quản lý, luận án đã đưa ra nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm: Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản. 3. Khái quát và phân định rõ 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý; các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu ộ 2 1. Luận án đã đưa ra dự báo về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới với ảnh hưởng mạnh mẽ của sách điện tử và xuất bản trực tuyến. Luận án nêu ra các quan điểm về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong đó nhấn mạnh quan điểm xã hội hóa hoạt động xuất bản. Tác giả cho rằng đã đến lúc cần nâng cấp vai trò của tư nhân đối với hoạt động xuất bản, cho phép thí điểm cổ phần hóa 1,2 NXB để tạo động lực mới cho hoạt động xuất bản. 2. Luận án đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới. Trong các giải pháp, tác giả nhấn mạnh vào việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an, tòa án, viện kiểm sát) trong việc phòng chống sách giả sách lậu là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất bản hiện nay. 3. Bên cạnh những kết quả của luận án, tác giả nhận thấy còn một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Đây cũng là nội dung nghiên cứu của tác giả trong thời gian tới. Các nội dung đó bao gồm: Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu mô hình và phương thức hoạt động của một nhóm NXB cụ thể, ví dụ nhóm NXB thuộc các trường đại học với các xuất bản phẩm chuyên biệt chủ yếu là sách nghiên cứu khoa học. Thứ hai, nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa lĩnh vực xuất bản, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này trong khi vẫn đảm bảo vẫn yêu của quản lý nhà nước trong tình hình mới. 2. Lý do chọn đề tài Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nói chung, văn hóa nói riêng. Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Hoạt động xuất bản là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng và khá nhạy cảm về chính trị- xã hội. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Mô hình tổ chức và cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản còn nhiều bất cập, hoạt động xuất bản có những khó khăn, thách thức gay gắt, một số NXB chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội; xuất hiện một số xuất bản phẩm có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với truyền thống văn 3 hóa Việt Nam, bị dư luận phê phán; một số NXB khác hoạt động kém hiệu quả, kém năng động, còn nặng về trông chờ, bao cấp. Nạn in lậu, in trái phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, thị trường xuất bản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống phát hành xuất bản phẩm của Nhà nước không được quan tâm, củng cố đúng mức, đang có nguy cơ bị thu hẹp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, các xuất bản phẩm có chất lượng cao, đóng góp vào tri thức nhân loại còn rất ít. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, kỹ thuật in ấn và công nghệ thông tin phát triển vượt bậc cho phép một cá nhân có thể ngay lập tức xuất bản tác phẩm của mình phổ biến toàn thế giới một cách hết sức dễ dàng. Điều này đem lại những tác động tích cực, nhưng cũng có thể gây ra những tiêu cực hay nguy cơ trong đời sống kinh tế- xã hội. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đòi hỏi thực hiện được đồng thời cả hai nhiệm vụ, đó là phát huy khả năng sáng tạo ra tác phẩm và kiểm soát được vấn đề nội dung của xuất bản phẩm. Vì vậy, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong điều kiện hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn có ý nghĩa thiết thực cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực này. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam" để nghiên cứu. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 3.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Hoạt động xuất bản là lĩnh vực đặc thù, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà các nước có quan điểm khác nhau về quản lý đối với lĩnh vực này. Tại các nước phát triển, các doanh nghiệp xuất bản hoạt động thuần túy trong cơ chế thị trường. Mục tiêu hoạt động xuất bản của họ tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng mang tính chất kinh doanh là chủ yếu, do vậy Nhà nước không có cơ chế chính sách riêng cho hoạt động này. Vì vậy, các đề tài nghiên cứu của họ thường tập trung vào các nghiên cứu tiếp cận thị trường, quan hệ công chúng, các trào lưu xuất bản mới ảnh hưởng thế nào đến thị trường xuất bản truyền thống,.. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản là rất ít, tiêu biểu có nghiên cứu của de Prato và Simon (2014) [60]. Mục 4 đích nghiên cứu của de Prato và Simon (2014) là xem xét lại các chính sách công và sự can thiệp của chính phủ trong ngành công nghiệp xuất bản sách. Báo cáo tập trung vào năm vấn đề chính: quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề vi phạm bản quyền, quy định về giá sách, quy định về thuế GTGT giữa sách in và sách điện tử, các tổ chức đóng vai trò như các thư viện và cơ quan đăng ký, và các vấn đề cạnh tranh. Bài viết này tập trung nhiều hơn vào việc phân tích các văn bản chính sách và vị trí của đối tượng quản lý. Nghiên cứu này không bao gồm các vấn đề quan trọng khác của chính sách công như vai trò của nền dân chủ, nhân quyền, tự do thông tin và tính đa dạng văn hóa. Các nghiên cứu này cho thấy thị trường xuất bản ở các nước rất phát triển và được xem như một ngành công nghiệp nội dung lớn. 3.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Trong quá trình tìm tư liệu nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã thấy một số bài viết, một số đề xuất, kiến nghị trong khuôn khổ một số hội thảo liên quan đến quá trình soạn thảo Luật Xuất bản 2004, luật sửa đổi một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 và Luật Xuất bản năm 2012. Một số đề xuất liên quan đến vấn đề lựa chọn mô hình hoạt động của NXB trong khuôn khổ Hội nghị xây dựng mô hình NXB đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế do Vụ Báo chí Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức. Một số đề tài khoa học và luận án tiến sĩ đã công bố có liên quan đến vấn đề này. Một số đề tài khoa học cấp bộ do các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản tiến hành như Cục Xuất bản, In và Phát hành, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông trong các năm 2009, 2010 cũng là những kết quả quan trọng để đề tài có thể kế thừa. Các đề tài này là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa cho nghiên cứu của mình. Tóm lại, các nghiên cứu về lĩnh vực xuất bản có thể chia làm 2 nhóm. Nhóm các nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu tiếp cận xuất bản như một lĩnh vực kinh tế đơn thuần với những thách thức trước mắt là xuất bản điện tử, đem đến nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức mới cho ngành. Nhóm nghiên cứu về xuất bản trong nước chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Nhìn chung, các nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có giá trị cao về mặt thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó không tránh khỏi cái nhìn chủ quan từ phía các cơ quan quản lý do vậy đưa ra các giải pháp quản lý theo 5 hướng “quản thật chặt” hay “thuận lợi cho người quản lý, bất lợi cho người bị quản lý”. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những sai phạm có chiều hướng gia tăng trong lĩnh vực này. Do vậy, rất cần có những nghiên cứu khách quan hơn, đứng từ góc độ khoa học quản lý và những đơn vị làm xuất bản, giúp cho hoạt động xuất bản ở Việt Nam thực sự phát triển cả về lượng và chất cũng như khắc phục được những yếu kém hiện nay trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Đây cũng là "khoảng trống" nghiên cứu mà luận án hướng tới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam trong tình hình hiện nay. 4. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Hệ thống hoá và phát triển có chọn lọc cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản; - Phân tích thực trạng hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay, chỉ ra các cơ hội và thách thức, các điểm mạnh và điểm yếu, nguyên nhân những điểm yếu của hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản hiện nay; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước để phát triển hoạt động xuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại Việt Nam. Hoạt động quản lý nhà nước trong luận án này được tiếp cận theo quy trình quản lý, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Vấn đề quản lý được nghiên cứu giải quyết trong luận án là hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, tiếp cận theo quy trình quản lý. Luận án không đi vào quản lý vi mô của các đơn vị xuất bản, in phát hành. Hoạt động xuất bản bao gồm 3 lĩnh vực là xuất bản, in và phát hành. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản (tổ chức bản thảo), các lĩnh vực in và phát hành chỉ để đề cập ở một mức độ nhất định. Xuất bản phẩm bao gồm: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách. Sản phẩm của các NXB được phân tích, đánh giá trong luận án chủ yếu là sách, bao gồm cả sách in và sách điện tử. 6 Thời gian nghiên cứu từ 2009 đến nay, số liệu thu thập được trong 5 năm từ 2010 đến hết 2014. Giải pháp của luận án đề ra từ nay đến năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Khung lý thuyết Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án là lý thuyết về quản lý nhà nước theo quá trình quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức, điều hành đến kiểm soát thực hiện. Hình 1. Khung lý thuyết nghiên cứu 7 6.3. Phương pháp nghiên cứu luận án 6.3.1. Phương pháp tiếp cận Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và cách tiếp cận hệ thống làm phương pháp luận nghiên cứu xuyên suốt toàn bộ công trình. 6.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp để thu thập thông tin; phương pháp Cácyếutốảnh hưởngđếnquảnlý nhànước - Chủ trương, đường lối của Đảng đối với hoạt động xuất bản - Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản - Năng lực của các đơn vị xuất bản Quản lý nhà nước - Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật - Tổ chức thực hiện - Kiểm soát Hoạt động xuất bản Mục tiêu - Phát triển hoạt động xuất bản đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. - Nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. - Nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản. Nguồn: Tác giả xây dựng nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê để có thông tin cần thiết 6.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi thu thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 5.2. Quy trình nghiên cứu Hình 2. Quy trình nghiên cứu 1.1. Hoạt động xuất bản - đối tượng quản lý của Nhà nước 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động xuất bản Nghiên cứu tổng quan Phỏng vấn chuyên gia Xây dựng khung lý thuyết Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu sơ cấp Phân tích dữ liệu, đánh giá thực trạng Kết luận, kiến nghị 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất bản Theo Từ điển xuất bản: Xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến xuất bản phẩm đến nhiều người [19]. Theo Khoản 1, Điều 4 Luật Xuất bản 2012: Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử [47]. Theo nghĩa rộng, xuất bản được hiểu theo 3 nội dung sau: Nguồn: Tác giả xây dựng Thứ nhất, xuất bản là hoạt động tổ chức bản thảo, biên tập bản thảo cho 8 9 phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của độc giả và tiêu chí của NXB. Thứ hai, xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt các bản thảo đã được gia công sửa chữa, biên tập nội dung, thiết kế hình thức phù hợp dưới một dạng vật chất nhất định. Thứ ba, xuất bản là hoạt động truyền bá, phổ biến rộng rãi các sản phẩm chứa thông tin sau khi đã được biên tập và nhân bản. Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động vào quá trình sáng tác của tác giả để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều người. Hoạt động xuất bản được nghiên cứu trong luận án là hoạt động xuất bản được hiểu theo nghĩa hẹp. 1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động xuất bản Đặc điểm thứ nhất: hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là hoạt động kinh tế: Đặc điểm thứ hai: Hoạt động xuất bản là quá trình lao động trí óc với quá trình sản xuất đặc thù. Đặc điểm thứ ba: Hoạt động xuất bản tạo ra sản phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt 1.1.2. Các loại hình xuất bản phẩm Theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 Luật Xuất bản 2012: “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh”. Xuất bản phẩm bao gồm các loại sau: a) Sách in; b) Sách chữ nổi; c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; d) Các loại lịch; đ)Bảnghi âm,ghi hìnhcónộidungthaysáchhoặcminhhọachosách. 1.1.3. Quy trình xuất bản Toàn bộ quy trình xuất bản có thể được mô hình hoá theo sơ đồ sau đây (Sơ đồ 1.1): ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn