Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN VĂN THỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN 2. TS. NGUYỄN NGHĨA BIÊN Phản biện 1: GS.TSKH. Lê Du Phong Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Thị Thuận Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biên 3: TS. Nguyễn Mạnh Hải Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện Viện Môi trường Nông nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Tổng cục Thống kê (2011), cả nước có 3.353 làng nghề, trong đó có 805 làng nghề chế biến nông sản (CBNS), chiếm 24% tổng số làng nghề của cả nước. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có sự tập trung cao về hoạt động làng nghề với 1.669 làng nghề, chiếm 54,4% tổng số làng nghề của cả nước, trong đó, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình và Nam Định là 4 tỉnh có số lượng làng nghề lớn với 1.075 làng nghề, chiếm 67,6% tổng số làng nghề của cả vùng ĐBSH (Chính phủ, 2011). Hoạt động làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho trên 11 triệu lao động, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển nông thôn. Tuy nhiên, ngoài giá trị kinh tế, hoạt động sản xuất làng nghề nói chung đang làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường ở cả khu vực làng nghề và phụ cận làng nghề (46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng và 27% số làng nghề có môi trường ô nhiễm vừa). Các chỉ tiêu chất lượng môi trường vượt quy chuẩn cho phép và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại kinh tế cho nông dân (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Cho tới nay, có rất ít các công trình nghiên cứu đánh giá chuyên sâu về thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở làng nghề. Nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuát làng nghề nói chung và làng nghề chế biến nông sản nói riêng có vai trò quan trọng về lý luận và thực tiễn ở nước ta. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần được giải quyết trong đề tài này là: (i) Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, các hoạt động sản xuất khác và sinh hoạt của dân cư tại làng nghề và khu vực phụ cận làng nghề CBNS? (ii) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh là gì và sử dụng những phương pháp nào để đánh giá trong trường hợp đặc thù ở các làng nghề CBNS?. (iii) Chất thải từ hoạt động sản xuất nghề đã gây thiệt hại gì về kinh tế và ai sẽ là người gánh chịu thiệt hại kinh tế đó ở làng nghề CBNS? (iv) Những bất cập gì về chính sách trong quản lý môi trường các làng nghề CBNS hiện nay? và (v) Giải pháp nào cần đề xuất nhằm quản lý môi trường làng nghề CBNS phù hợp, hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại kinh tế?. 1 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng thiệt hại kinh tế và hiện trạng quản lý chất thải, đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý giảm thiểu thiệt hại, hướng tới phát triển bền vững làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS; - Đánh giá thực trạng thiệt hại kinh tế và quản lý để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS; - Đề xuất được các giải pháp quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: chỉ đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở một số làng nghề CBNS, không đánh giá thiệt hại kinh tế do các hoạt động sản xuất khác ở làng nghề. Đánh giá thiệt hại kinh tế dựa trên giá thực tế và chi phí cơ bản, không bao gồm giá bóng và giá xã hội. - Về lĩnh vực hoạt động của làng nghề: các nội dung nghiên cứu tập trung vào nhóm làng nghề CBNS gồm chế biến tinh bột sắn, chế biến miến dong, chế biến bún khô, bún ướt, nấu rượu và bánh đa. - Về không gian: các nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai nghiên cứu tại một số làng nghề ở Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình. - Về thời gian: các số liệu thứ cấp được thu thập từ 2008-2011, các số sơ cấp thu thập trong giai đoạn 2009-2011. 4. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề, đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và phân tích khả năng vận dụng các phương pháp trong đánh giá thiệt hại kinh tế ở các làng nghề CBNS vùng ĐBSH. - Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH. - Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường, giảm thiểu thiệt hại kinh tế ở các làng nghề CBNS trong thời gian tới tại vùng ĐBSH. 2 5. Cấu trúc của luận án Luận án này được cấu trúc thành các phần mở đầu, kết luận và 4 chương để đáp ứng được mục tiêu đề ra. Phần mở đầu nêu rõ tính cấp thiết, xác định các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Chương 1 là tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế và đưa ra các khái niệm liên quan. Chương 2 giới thiệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, phương pháp đánh giá, phân tích và tính toán thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ làng nghề CBNS. Chương 3 là nội dung chính của luận án, đề cập đến hiện trạng thiệt hại kinh tế, hiện trạng và những bất cập trong quản lý môi trường làng nghề CBNS. Chương 4 đề cập đến các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Phần kết luận về các kết quả nghiên cứu và kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan trong quản lý làng nghề CBNS. Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo với 45 tài liệu Tiếng Việt và 44 tài liệu Tiếng Anh. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những khái niệm cơ bản Các nội dung nghiên cứu đã tiến hành tổng quan, phân tích các quan điểm, đặc điểm và đưa ra các khái niệm cơ bản; chất thải phát sinh; tác động do chất thải phát sinh, đánh giá tác động môi trường; thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh; biện pháp quản lý, biện pháp quản lý mô trường làng nghề để giảm thiểu thiệt hại kinh tế với đặc thù sản xuất và tổ chức quản lý ở làng nghề CBNS. 1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế 1.2.1. Cơ sở xác định các thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh Cơ sở khoa học xác định thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất được tổng hợp vả đúc rút từ các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước. Theo kết quả tổng quan, cơ sở khoa học đánh giá thiệt hại kinh tế dựa trên (i) Cơ sở lý thuyết vi mô về sự thay đổi phúc lợi xã hội khi chất lượng môi trường thay đổi (Varian 1992, Hartwick and Olewiler, 1997; Tientenberg, 2000, Nguyễn Văn Song 2012); (ii) Cơ sở lý thuyết về thiệt hại cận biên thông qua tiêu chuẩn môi trường (Tientenberg, 2000); (iii) Cơ sở "có và không có" hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường (Gittinger, 1984); và (iv) Cơ sở lý thuyết về hiệu quả pareto khi chất lượng môi trường thay đổi (Jianjun et al., 2010; Hadnes, 2011 và Kansal, 2013). 1.2.2. Một số quan điểm về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh Luận án đã phân tích quan điểm phổ biến về đánh giá thiệt hại kinh tế để trên cơ 3 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn