Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------oOo--------------

NGUYỄN THANH NHÀN

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG
CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. TÔ KIM NGỌC
Học viện Ngân hàng
2. TS. VÕ TRÍ THÀNH
Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ƣơng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3 :
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện
tại Học viện Ngân hàng
Vào hồi….giờ….ngày…tháng….năm…2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thư viện Học viện Ngân hàng

-

Thư viện quốc gia

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
A. Bài báo khoa học, kỷ yếu khoa học
1. Nguyen Thanh Nhan, Vu Ngọc Huong, Le Ha Thu (2016), “Monetary Policy
and Performance of Vietnam’s Commercial Banks”, International Conference
Proceedings: Developing Financial Markets in International Intergration
Context, 28th, Oct. 2016, Dantri Publishing House, ISBN 978-604-88-3506-4
2. Nguyen Thanh Nhan, Vu Hai Yen, Vu Ngoc Huong (2016), “Impacts of
Monetary Policy on Asset Market: the case of Vietnam”, Review of Business
and Economics Studies, Vol 4, Number 3, 2016. ISSN 2308-944X
3. Nguyễn Thanh Nhàn (2015), “Khả năng áp dụng Nguyên tắc Taylor trong điều
hành Chính sách tiền tệ tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 12/2015
4. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2015), “Xu hướng lựa chọn
lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ và khuyến nghị cho Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh
trong bối cảnh toàn cầu hóa”, NXB Đại học KTQD, 12/2015
5. Nguyễn Thanh Nhàn, Vũ Hải Yến, Vũ Ngọc Hương (2014), “Lựa chọn lãi
suất mục tiêu trong điều hành Chính sách tiền tệ - cơ sở lý thuyết và kinh
nghiệm các nước”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo, tháng 11/2015
6. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014), “Điều hành CSTT ở Việt
Nam và một số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 7/2014
7. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Hồng Hải (2014),
“Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống
ngân hàng giai đoạn 2001-2012”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 3/2014
8. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Tường Vân (2011), “Kênh tín dụng ngân hàng
trong cơ chế truyền dẫn tác dộng của chính sách tiền tệ : bài học từ cuộc
khủng hoảng tài chính 2007 – 2010”, Tạp chí Khoa học – Đào tạo Ngân
hàng, tháng 10/2011
9. Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Thị Hoàng Yến (2011), “Ảnh hưởng của biến
động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nửa đầu năm 2011”, Tạp
chí Khoa học – Đào tạo Ngân hàng, tháng 9/2011
10. Nguyễn Thanh Nhàn, 2010, “Chính sách mục tiêu tiền tệ và chính sách mục
tiêu lạm phát”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 99, tháng 8/2010
B. Đề tài nghiên cứu khoa học
1. Nguyễn Thanh Nhàn (2014), “Áp dụng nguyên tắc Taylor trong việc xác
định lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, Đề
tài NCKH cấp Ngành (chủ nhiệm)
2. Tô Kim Ngọc (2013), “Khủng hoảng nợ công tại một số nước Liên minh
châu Âu và bài học kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa cho Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên)
3. Nguyễn Thanh Nhàn (2013), “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín
dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2000-2011”, Đề tài NCKH cấp Học viện
(chủ nhiệm)

1
LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước,
nó bao gồm tổng thể các biện pháp mà ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng
để điều tiết các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu
như ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định
kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã nêu bật vai trò quan
trọng của kênh dẫn truyền tác động của CSTT và chỉ ra hiệu lực của CSTT phụ
thuộc vào hiệu lực các kênh truyền dẫn, biểu hiện ở mức độ và tốc độ truyền dẫn
từ các động thái điều hành các công cụ CSTT của NHTW đến hệ thống các mục
tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và từ đó ảnh hưởng đến các biến số thực của
nền kinh tế.
Cơ chế truyền dẫn CSTT được xây dựng dựa trên cách tiếp cận các nhân tố
ảnh hưởng đến cầu tiền tệ thông qua hệ thống các kênh truyền tải bao gồm kênh
lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh tín dụng (Mishkin, 2013). Xu
hướng hiện nay của các quốc gia trên thế giới là lựa chọn điều hành theo lãi suất
bởi tính hiệu quả và sự phù hợp của chỉ tiêu này cả trên lý thuyết và thực tế, vì
vậy cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu với những kết luận về tầm quan trọng của của kênh này trong
điều hành CSTT, đặc biệt tại các nước có thị trường phát triển. Kênh lãi suất
trong cơ chế truyền tải CSTT của NHTW là cơ chế truyền tải ảnh hưởng của
CSTT tới nền kinh tế thông qua phản ứng dây truyền giữa các mức lãi suất và
giữa các loại giá cả trên thị trường. CSTT thông qua những ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp của lãi suất tới hành vi đầu tư, chi tiêu của các chủ thể, qua đó ảnh
hưởng tới tổng cầu và cân bằng của nền kinh tế đạt được ở mức mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu lực tác động của CSTT nói chung và kênh lãi suất
nói riêng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhân tố nằm ngoài khả năng chi phối của
NHTW như những ảnh hưởng từ thị trường quốc tế; chất lượng bảng cân đối tài
sản của hệ thống ngân hàng; môi trường vận hành thị trường tài chính; tình trạng
ngân sách và sự lấn át của chính sách tài khóa,.. Những ảnh hưởng này có thể
làm cho những tác động ban đầu của CSTT tới các mục tiêu vĩ mô bị chệch
hướng, hoặc có độ trễ, hoặc thậm chí tạo ra những thay đổi không mong muốn,
và do đó làm giảm hiệu lực tác động của chính sách.
Tại Việt Nam thời gian qua, trước những diễn biến không thuận lợi của kinh
tế thế giới và trong nước, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong điều hành chính sách
tiền tệ linh hoạt, kết hợp giữa điều tiết cung tiền và lãi suất và kết quả là đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận như: ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát;
hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng dần đi vào ổn định theo đúng lộ
trình tái cơ cấu; thị trường tiền tệ dần được thiết lập theo chuẩn mực quốc tế với
vai trò chủ đạo của thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên nếu tách riêng
tác động của CSTT để xem xét hiệu quả cuối cùng của nó đối với nền kinh tế thì
có thể nhận thấy hiệu lực tác động của còn rất nhiều hạn chế. Lãi suất liên ngân
hàng (LSLNH) đã có phản ứng với những động thái thắt chặt hay nới lỏng tiền
tệ của NHNN, tuy nhiên mối liên hệ giữa lãi suất chỉ đạo (lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu) với LSLNH còn lỏng lẻo, sự thay đổi của cặp lãi suất chỉ đạo
này chưa có tác động làm thay đổi LSLNH, sự can thiệp hiệu quả của các công
cụ CSTT chưa thể hiện rõ nét (kể cả công cụ nghiệp vụ thị trường mở) trong các
giai đoạn căng thẳng về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, sự

2
truyền dẫn từ LSLNH đến lãi suất huy động (LSHĐ) và lãi suất cho vay (LSCV)
cũng như ảnh hưởng của LSCV đến các thành phần của tổng cầu là khá thấp và
có độ trễ, và do đó đã ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu vĩ mô
trong điều hành chính sách.
NHNN trong thời gian tới có chủ trương chuyển điều hành CSTT theo khối
lượng tiền cung ứng sang chủ yếu điều hành theo lãi suất, xóa bỏ dần các biện
pháp hành chính và tiến tới điều hành hoàn toàn theo lãi suất thì việc tìm hiểu,
nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kênh dẫn truyền lãi suất trong
điều hành CSTT là cần thiết. Nó không chỉ giúp định lượng các tác động dự kiến
của lãi suất điều hành lên mặt bằng lãi suất thị trường mà còn đánh giá lợi ích
của việc giải quyết những yếu kém trong cấu trúc để thực hiện CSTT hiệu quả
hơn. Góp phần đáp ứng nhu cầu đó của thực tiễn, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng tới
hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt
Nam” đã được nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
(i) Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của lãi suất trong điều hành CSTT
Các nghiên cứu về giai đoạn ảnh hướng trực tiếp từ việc sử dụng các công
cụ CSTT đến lãi suất thị trường tiền tệ và sau đó là lãi suất bán lẻ của hệ thống
ngân hàng
Cottarelli và Kourelis (1994) là những người đầu tiên nghiên cứu sự dẫn
truyền từ lãi suất điều hành của NHTW đến LSCV và đưa ra kết luận sự truyền
dẫn lãi suất là rất khác nhau giữa các nước. Nghiên cứu của Paisley (1994) và
Mojon (2000) khẳng định lại kết luận của Cottarelli và Kourelis khi Paisley
không tìm thấy sự truyền dẫn hoàn toàn trong lãi suất thế chấp ở tổ chức xây
dựng Anh trong khi Mojon chỉ ra sự truyền dẫn hoàn toàn trong LSCV và huy
động ở 5 nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Bỉ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha
và Hà Lan). Nghiên cứu của Christoffer Kok Sorensen và Thomas Werner
(2006) vào giai đoạn tiếp theo lại cho thấy kết quả mức độ không đồng nhất
tương đối lớn trong quá trình truyền dẫn từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất
bán lẻ của ngân hàng giữa các quốc gia Châu Âu, thể hiện cụ thể ở sự khác biệt
về hệ số truyền dẫn trong dài hạn và hệ số về tốc độ hiệu chỉnh giữa các quốc
gia. Điều này cho thấy sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong hệ thống lãi suất
bán lẻ của Châu Âu.
Nghiên cứu của Marco A. Espinosa và Vega Alessandro Rebucci (2003), của
Jusús Crespo - Cuaresma và alázs Égert (2004) ước lượng mô hình hiệu chỉnh
sai số ECM dựa trên mô hình ADL cũng cho thấy độ co giãn của lãi suất thị
trường trong dài hạn đối với sự thay đổi của các chính sách là khác nhau giữa
các quốc gia.
Nghiên cứu của Mojon (2000), Sander và Kleimeier (2004), Bondt (2002),
Chong và cộng sự (2006), Pih Nee Tai (2012) đều cho thấy có sự bất cân xứng
trong mức độ dẫn truyền, hiệu ứng truyền dẫn đến lãi suất tiền gửi cao hơn một
chút so với hiệu ứng truyền dẫn đến LSCV. Alberto Humala (2003) lại cho kết
quả ngược lại khi kết luận rằng trong điều kiện tài chính bình thường với sự ổn
định trong ngắn hạn thì lãi suất sẽ cao hơn đối với những khoản vay có độ rủi ro
cao, khi có sự biến động lớn thì sự truyền dẫn diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các
loại lãi suất. Ming-Hua Liu và cộng sự (2005), Johann Burgstaller (2005), Paula
Antao (2009), Chmielewski (2003), Meshach Jesse Aziakpono (2010) cũng cho

nguon tai.lieu . vn