Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- PHẠM NGỌC THÀNH NGHIÊN CỨU QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số:62.34.01.21 Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ QUÂN Trường Đại học Quốc gia 2.PGS.TS. PHẠM THỊ TUỆ Trường Đại học Thương Mại Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại trường Đại học Thương mại Vào hồi……. giờ …… ngày …. tháng …. Năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Thương mại 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thực tiễn đã khẳng định con người là nguồn lực quan trọng, có tính quyết định và là yếu tố bền vững trong mọi tổ chức; Khi trong quan hệ lao động (QHLĐ)có sự cân bằng về lợi ích, sự tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác giữa các chủ thể thì quan hệ đó được coi là lành mạnh; Tính đến 31/12/2013 Hà Nội có khoảng 147.000 doanh nghiệp (DN), với khoảng 1.762.600 lao động đang làm trong các loại hình DN [32,33]. Trong thời gian tới số lượng DN và lao động sẽ tiếp tục gia tăng, sẽ tác động trực tiếp đến tình hình QHLĐ của thành phố; Công ty cổ phần (CTCP) là loại hình DN phổ biếnnhất trong kinh tế thị trường (KTTT), hiện nay đang có số lượng thành lập mới tăng mạnh, năm 2006 cả nước có 9660 CTCP, đến năm 2012 số CTCP là 129066[33], riêng Hà Nội đến 31/12/2013 số lượng CTCP là 37.217[34]. Công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chưa thực sự hiệu quả; Cho đến nay, đã có hàng nghìn cuộc đình công và ngừng việc tập thể diễn ra ở Việt Nam, riêng Hà Nội từ 2008 đến 2013 có 110 cuộc tranh chấp lao động tập thể, đình công và 90% diễn ra ở các khu công nghiệp, chế xuất [18]. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 22-CT/TƯ (ngày 05/06/2008) về “Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN”; Xây dựng mối QHLĐ hài hòa, ổn định sẽ góp phần tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh. Do vậy, tôi chọn đề tài "Nghiên cứu QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội" làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: Trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản về QHLĐ trong DN và đánh giá thực trạng QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời gian qua, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện 2 QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:(1)Hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản về QHLĐ trong các DN;(2)Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý QHLĐ của một số quốc gia trên thế giới; (3)Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn thành phố Hà Nội; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là QHLĐtrong các CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội.Đó là QHLĐ cấp DN trong nền KTTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Khách thể nghiên cứu của luận án là các CTCP trên địa bàn thành phố Hà Nội.Bao gồm các CTCP được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) (Nhà nước chiếm <51% vốn)và CTCP được thành lập theo quy định của Luật DN. - Về thời gian: Những số liệu đưa vào luận án để nghiên cứu, phân tích chủ yếu được thu thập từ năm 2006 đến 2013. - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cơ bản để hình thành nên hệ thống QHLĐ cấp DN. 4. Mô hình và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Mô hình nghiên cứu của luận án Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã xác định của luận án, tác giả khái quát thành mô hình nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện 3 chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề QHLĐ trong thực tiễn cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Trên thế giới, có một số công trình như:Nhà xuất bản Prentice Hall (1986) xuất bản cuốn “Reading in labour economics and labor relations” của các tác giả Lloyd G.Reynold, Stanley Master, Colletta H.Moser.Tác giả John W.Budd (2005) có nghiên cứu về “Labor relations: Striking a balance”…Trong đó, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề QHLĐ ở mức độ khái quát nhất… Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về QHLĐ, tiêu biểu như:“QHLĐ và giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam”, TS Chang Hee Lee (2006);“QHLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế”, TS Lê Thanh Hà (2008);…Các tác giả đã đề cập đến việc đổi mới QHLĐ, khái quát hóa một số vấn đề cơ bản của QHLĐ và các chủ thể của QHLĐ…Cũng có nhiều đề tài luận án tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề này, gần đây có: Tác giả Nguyễn Thị Minh Nhàn (2010), Tác giả Nguyễn Duy Phúc (2011). Các luận án này cũng đã nghiên cứu khá hệ thống về QHLĐ. Tuy nhiên, mỗi đề tài đi sâu vào một lĩnh vực và khách thể nghiên cứu khác nhau... Như vậy có thể thấy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về QHLĐ nói chung ở các khía cạnh hay tại các loại hình DN khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu bài bản về QHLĐ trong các CTCP trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận án có tính mới và không trùng lặp với các công trình đã công bố. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Về lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản của QHLĐ cấp DN. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn