Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN NGỌC SƠN

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ
TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Chuyên ngành : Kinh tế Xây dựng
Mã số
: 62.58.03.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2015

Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh

Phản biện 1: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành
Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Đăng Quang
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án, họp tại
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngành giao thông vận tải, vị trí chủ chốt về xây dựng các công
trình giao thông thuộc về các tổng công ty xây dựng giao thông (TCT
XDGT). Trong thời gian vừa qua, việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ
các doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước sở hữu 100% vốn) sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con (hình thức đa sở hữu mà công ty mẹ
chiếm tỷ lệ vốn trên 50%), trước khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần (hoạt động theo luật doanh nghiệp) đòi hỏi công tác
quản lý vốn và tài sản phải theo kịp sự thay đổi của mô hình hoạt động này.
Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong
các Tổng công ty xây dựng giao thông” để nghiên cứu là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn, quản lý tài
sản tại DN, đặc biệt là việc quản lý vốn, tài sản tại các TCT XDGT trong
giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động từ TCT nhà nước sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ-con.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn, quản lý tài sản
tại 07 TCT XDGT thuộc Bộ GTVT, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản tại các TCT.
- Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn
và tài sản trong các TCT XDGT, đồng thời có những kiến nghị với Nhà
nước, với Bộ GTVT và với chính các TCT nhằm thực thi các giải pháp đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp nói chung và của TCT
XDGT thuộc Bộ GTVT nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý vốn và tài sản tại các TCT
XDGT được giới hạn trong 07 TCT XDGT có quy mô lớn, chuyên ngành
chính là xây dựng các công trình giao thông thuộc Bộ GTVT trong giai
đoạn từ năm 2011-2013 và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản
trong các TCT XDGT thuộc Bộ GTVT từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn
dài hạn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận án, tác
giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng và
một số phương pháp khác như phân tích thống kê, so sánh, phương pháp
tổng hợp vấn đề, phân tích ảnh hưởng của nhân tố, đồ thị và một số phương
pháp của thống kê học và toán học.

2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1.Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về
quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp; đã đưa ra các giải pháp phù
hợp có cơ sở khoa học để hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các TCT
XDGT theo mô hình hoạt động mới.
5.2.Ý nghĩa thực tiễn: Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lí vốn và tài
sản tại các TCT, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn và
tài sản, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản của
07 TCT XDGT thuộc Bộ GTVT, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản
lý vốn và tài sản của các TCT, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
6. Kết cấu của luận án
Luận án chia thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty
xây dựng giao thông.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng
công ty xây dựng giao thông.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về quản lý vốn và tài sản
doanh nghiệp, trong đó: Đã đưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tài
sản của doanh nghiệp; đã làm rõ sự chuyển hóa dòng tiền giữa VCĐ và
VLĐ trong doanh nghiệp; đã hệ thống hóa các nhóm chỉ tiêu phân tích tình
hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp cũng như các nhân
tố tác động tới quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các TCT
XDGT, giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động, trong đó luận án nêu bật
những thành công và chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn và tài
sản trong các TCT XDGT. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế và các nhân tố tác động trong quản lý vốn và tài sản trong các TCT
XDGT.
- Đề xuất 04 nhóm giải pháp có tính khả thi về hoàn thiện công tác
quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT, bao gồm nhóm giải pháp
hoàn thiện quản lý VCĐ và TSLĐ; nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý
VCĐ và TSCĐ; nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn và nhóm
giải pháp tái cơ cấu Tổng công ty.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu nhiều luận án và công trình khoa học đã công bố của các tác
giả trong nước chỉ ra rằng đã có một số luận án nghiên cứu về quản lý tài
chính, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nói chung và của các TCT
nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, chưa có luận án nào nghiên cứu trực tiếp
vào vấn đề quản lý vốn và tài sản của các TCT XDGT sau khi đã cổ phần
hóa. Đây là chỗ trống để tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu.
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Phần này tác giả đề cập tới một số các công trình nghiên cứu ở nước
ngoài liên quan đến quản lí vốn, quản lí tài sản cũng như vấn đề quản lí
nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích các nghiên cứu cũng như các
kết quả từ các nghiên cứu này giúp cho tác giả luận án có thêm những luận
cứ cần thiết khi đề xuất các giải pháp trong luận án này.
1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý
vốn và tài sản
Từ những kết quả đạt được (mục 1.3.1) và những tồn tại, hạn chế (mục
1.3.2) trong các nghiên cứu về quản lý vốn và tài sản của các tác giả trong
và ngoài nước, có thể nói rằng, chủ đề quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp
đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu, theo nhiều khía cạnh và
phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng trống cần tiếp tục
được nghiên cứu, đó là quản lý vốn và tài sản tại các TCT XDGT, đặc biệt
là những vấn đề đặt ra về quản lí vốn và tài sản sau công tác cổ phần hóa.
Do đó, đề tài luận án: “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng
công ty xây dựng giao thông” có chỗ đứng riêng, kế thừa nhưng không
trùng lặp với các luận án, công trình khoa học trước đó.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG
DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát về tài sản và vốn của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm tài sản và vốn
Mục này tác giả đề cập đến các khái niệm tài sản và các đặc trưng của
tài sản, khái niệm vốn và quá trình lưu chuyển vốn, khái niệm nguồn vốn
kinh doanh.
2.1.2. Phân loại vốn và tài sản

nguon tai.lieu . vn