Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH THỦY

HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƯNG YÊN

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 04 10

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thái
2. PGS.TS. Trịnh Thị Ái Hoa

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa này thường gắn với việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp,
dịch vụ và dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất mất việc làm trong nông
nghiệp. Cùng chung xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các địa
phương khác trong cả nước, đất nông nghiệp ở Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp
dần và sẽ còn bị thu hẹp hơn nữa bởi sự phát triển của các KCN, khu đô thị
trong tương lai. Nguy cơ thất nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị thu
hồi đất sản xuất, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, mất ổn
định trật tự ở nông thôn. Trong khi đó, hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh còn khá khiêm tốn, hiệu quả của hoạt động
hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất giải quyết việc làm thấp. Hưng Yên cần có
những chính sách hỗ trợ tạo việc làm riêng cho các đối tượng này, với các biện
pháp, giải pháp đặc thù mang tính hiệu quả hơn. Do đó, đề tài “Hỗ trợ của Nhà
nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên” được
tác giả chọn làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về hỗ
trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong giai đoạn
hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài
tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
+ Làm rõ những vấn đề lí luận về hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở địa bàn cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở một số địa phương trong nước, từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2015.
+ Đề xuất các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên thời gian tới.

2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hỗ trợ tạo
việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên từ phía
chính quyền địa phương cấp tỉnh trong khuôn khổ cơ chế, chính sách chung của
nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn khảo sát được giới hạn ở tỉnh Hưng Yên.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2010
- 2015. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2020.
Đối tượng hỗ trợ là người nông dân với nghề nghiệp chính là sản xuất
nông nghiệp. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, thu hồi phục vụ mục đích
phát triển sản xuất, kinh doanh và mục đích công ích.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất không
chỉ bao gồm các biện pháp hỗ trợ tác động trực tiếp đến nông dân bị thu hồi đất
mà còn bao gồm các biện pháp hỗ trợ tới các bên có liên quan trên thị trường
lao động như bên cầu lao động, các trung gian trên thị trường.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận án
Phương pháp chủ đạo được sử dụng là phân tích, tổng hợp, phỏng vấn các
chuyên gia, điều tra khảo sát, thống kê so sánh…
5. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
+ Luận án phân tích hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất trên 3 khía cạnh cơ bản là hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân bị
thu hồi đất; hỗ trợ cho bên cầu trên thị trường lao động để tăng khả năng tiếp
nhận, hấp thụ lượng lao động bị đẩy ra từ quá trình thu hồi đất; hỗ trợ cho các
trung gian trên thị trường lao động để các trung gian này làm cầu nối, xúc tác,
thúc đẩy thị trường lao động hoạt động một cách hiệu quả nhất, tạo được nhiều
việc làm nhất.
+ Luận án phân tích và làm sáng tỏ các nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước
nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Các nguyên tắc này được thực hiện
vừa đảm bảo hỗ trợ của nhà nước có hiệu quả trên nền tảng tôn trọng các yêu cầu,
quy luật vận hành của thị trường lao động, vừa đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người
lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất tìm được việc làm bền vững.
+ Luận án phân tích các phương thức hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất là hỗ trợ tài chính trực tiếp và hỗ trợ phi tài
chính. Luận án khẳng định mỗi phương thức hỗ trợ có ưu điểm, nhược điểm

3
riêng, có thể sử dụng linh hoạt cho từng đối tượng hỗ trợ. Tuy vậy, đối với
người nông dân bị thu hồi đất nói chung phương thức hỗ trợ phù hợp hơn cả là
hỗ trợ phi tài chính.
- Từ việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống thực trạng hỗ trợ của
nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên, Luận
án chỉ ra rằng hỗ trợ của nhà nước cho nông dân bị thu hồi đất thực hiện chưa
hiệu quả. Tỉnh Hưng Yên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, các biện pháp
hỗ trợ được thực thi chưa phù hợp, chưa hiệu quả.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nước
nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016
- 2020 như xây dựng kế hoạch tạo việc làm cho nông dân trước khi thu hồi đất,
phối hợp, lồng ghép các chương trình liên quan đến giải quyết việc làm để tạo
nguồn lực đủ lớn, nâng cao hiệu quả hỗ trợ, nâng cao nhận thức, năng lực của
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất. Để hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, cần chú ý các biện
pháp hỗ trợ kỹ thuật hơn là hỗ trợ bằng tiền mặt.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung vào lý luận về các
biện pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
địa phương cấp tỉnh.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định và thực thi chính sách việc làm nói
chung và chính sách hỗ trợ tạo việc làm nói riêng cho nông dân bị thu hồi đất
và hoạch định, thực thi những chính sách có liên quan.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần vào việc hoàn thiện chính
sách hỗ trợ của tỉnh Hưng Yên nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
trên địa bàn.
- Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động, giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

nguon tai.lieu . vn