Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÍ THỊ HẰNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 05 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn T hị Thơm PGS. TS Nguyễn Thị Hường Phản biện 1: …………………………………. …………………………………. Phản biện 2: …………………………………. …………………………………. Phản biện 3: …………………………………. …………………………………. Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại……………………………………………………………. Vào hồi ….. giờ….., ngày…… tháng…... năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT), nó vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và góp phần cân đối lại cung - cầu trên TTLĐ... Chuyển dịch CCLĐ không chỉ tuân theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn định xã hội , cải thiện môi trường và phát triển con người. Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển KT - XH, nhất là trong phát triển kinh tế biển. Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch th eo hướng tích cực. Năm 2001, ngành Nông, lâm, thuỷ sản (N, L, TS) đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh , thì đến năm 2012 giảm xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD) có xu hướng tăng, năm 2001, ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 tăng lên khoảng 34,0%; ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012 [10, tr. 41], [13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao đ ộng nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. N ăm 2001, tỷ lệ lao động nông nghiệp (LĐNN) chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh , thì đến năm 2012 giảm xuống còn 58,3%; lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm 2012 chiếm khoảng 25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012 tăng lên khoảng 16% [11, tr. 19], [13, tr. 29]. Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy nhanh hay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá trìn h chuyển dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình là đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành của Tỉnh phải chuyển dịch như thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòi hỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?
  4. 2 Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ thống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấ p độ địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành tại địa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. - Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở lý luận đã xây dựng. - Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành phù hợp với chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiện mục tiêu cơ bản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghi ên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến nay và định hướng đến 2020. Đề tài không nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế. - Luận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiên cứu những lao động tự do, lao động theo mùa vụ... ở Tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận án đặt ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:
  5. 3 - Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin có tính pháp lý làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá về nguồn lực lao động (NLLĐ), chuyển dịch CCLĐ theo ngành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Bổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành. - Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. - Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh. - Đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUA N TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Luận án đã khái quát những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước bao gồm các công trình sách, bài nghiên cứu, đề tài khoa học được sắp xếp theo trình tự thời gian. Khái quát lại, có ba hướng nghiên cứu chính: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung Theo hướng này , các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận vấn đề CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và một số tỉnh trong quá trình
  6. 4 CNH, HĐH. Dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở địa phương, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ Nghiên cứu của các tác giả chủ yếu phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở phạm vi vùng ĐBSH hoặc cả nước ; dự báo số lao động cần chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp... Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở nước ta, chuyển LĐNN sang phi nông nghiệp, lao động từ khu vực có thu nhập thấp sang khu vực có thu nhập cao hơn... 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở phạm vi cấp tỉnh Đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu ở trong và ngoài nước, nghiên cứu một cách bài bản, c ó hệ thống về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở cấp độ địa phương. Một số công trình (nếu có) mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành xét về quy mô, còn xét về chất lượng vẫn còn thiếu vắng. 1.2. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI , VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Thứ nhất , xác định được những vấn đề cơ bản về chuyển dịch CCLĐ theo ngành như: khái niệm CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ theo ngành, chỉ tiêu và các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông thôn… Thứ hai, khái quát đặc điểm, tình hình chuyển dịch CCLĐ nông thôn ở các quốc gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để chuyển dịch CCLĐ nông thôn gắn với quá trình CNH, HĐH, với xu hướng chuyển dịch CCKT và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động (NSLĐ). Thứ ba, phân tích chất lượng chuyển dịch CCLĐ ở nước ta dựa trên chỉ tiêu NSLĐ và hệ số co giãn việc làm. Đồng thời chỉ ra những thách thức đang cản trở quá trình chuyển dịch CCLĐ, trong đó có chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Thứ tư , phân tích, làm rõ thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số tỉnh của nước ta như Bắc Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Thọ… Từ đó, chỉ
  7. 5 ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã cản trở quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở các địa phương này. Thứ năm, một số giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số tỉnh của nước ta bao gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến chuyển dịch CCLĐ, CCKT gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các lĩnh vực, ngành nghề và công nghệ sử dụng nhiều lao động kết hợp với với nâng cao NSLĐ ở nông thôn; tăng cường xuất khẩu lao động; thực hiện tốt công tác dân số và di dân. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu - Về mặt lý luận: Đến nay vẫn ch ưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét trên cả hai phương diện quy mô và chất lượng. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng một cách có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cả về quy mô và chất lượng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành. - Về mặt thực tiễn: Có thể thấy, chưa có công trình nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành trên cả góc độ quy mô/tỷ trọng và chất lượng ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương. Riêng ở tỉnh Thái Bình, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp thực hiện chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh đến năm 2015 và 2020. Chính vì vậy, tác giả luận án mới lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế. 1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án - Về cách tiếp cận: luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành trong mối quan hệ với cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình dưới hai góc độ: (i) chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về quy mô; (ii) chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng. - Về mặt lý luận: Luận án xây dựng cơ sở lý thuyết về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. Cụ thể , luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành và các xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Nội dung của chuyển dịch CCLĐ theo ngành và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (iii) Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh.
  8. 6 - Về mặt thực tiễn: (i) Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành của ba địa phương có hoàn cảnh tương đồng với tỉnh Thái Bình để từ đó rút ra các bài học cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình; (ii) Luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét cả về quy mô và chất lượng ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 2; (iii) Luận án sẽ dự báo nhu cầu lao động theo trình độ đào tạo, nhu cầu lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn từ nay đến năm 2020; (iv) Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu lao động các ngành kinh tế của Tỉnh đến năm 2020, luận án sẽ đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ XU HƯỚ NG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH 2.1.1. Khái niệm và nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2.1.1.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Từ quan niệm chung về CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, tác giả luận án đưa ra khái niệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành như sau: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theo một xu hướng nhất địn h. Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Quá trình đó vừa diễn ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tế vừa diễn ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội bộ mỗi ngành. CCLĐ theo ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao động trong nội bộ ngành đó. 2.1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Thứ nhất, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về quy mô hay tỷ trọng trong các ngành. Theo đó, quá trình này là sự thay đổi quy mô, tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế để đảm bảo CCLĐ phù hợp với CCKT trong
  9. 7 từng thời kỳ phát triển, xoá bỏ khoảng cách giữa CCLĐ còn lạc hậu với CCKT đang phát triển theo hướng CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành hiện nay là quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành N, L, TS sang ngành CN - XD và thương mại - dịch vụ (TM - DV). Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng . Theo đó, quá trình này đòi hỏi xem xét trên các mặt: (i) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật ( CMKT) của người lao động tăng lên hay không; (ii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có đưa đến một CCLĐ theo ngành ngày càng phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế; (iii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có mang đến NSLĐ các ngành ngày một tăng lên ; (iv) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động. 2.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Một là, Xu hướng chuyển dịch C CLĐ theo ngành gắn với xu hướng chuyển dịch CCKT ngành. Đây là xu hướng chuyển dịch CCLĐ quan trọng nhất, là tất yếu khách quan của hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong quá trình CNH, HĐH, được chia thành hai giai đoạn: (i) Giai đoạn đầu, LĐNN từ chỗ chỉ tập trung vào việc độc canh cây lúa là chính, chuyển sang sản xuất thâm canh, tăng vụ; (ii) Giai đoạn tiếp theo, khi lao động trong nông nghiệp đã có sự dư thừa thì các ngành sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… sẽ được đầu tư phát triển mạnh để thu hút LĐNN, tạo nên sự chuyển dịch lao động theo hướng từ cơ cấu thuần nông sang CCLĐ nông, công nghiệp, dịch vụ. Hai là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với sự thay đổi cơ cấu CMKT. Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của nguồn lao động. Căn cứ vào mức độ lành nghề của người lao động, xu hướng chuyển dịch CCLĐ này diễn ra theo hai giai đoạn: (i) Ở giai đoạn thấp, sự chuyển dịch chủ yếu theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động có trình độ thấp v à giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng; (ii) Ở giai đoạn cao, tăng tỷ trọng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật, nghệ nhân, lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp , cao đẳng, đại học… và giảm tỷ trọng lao động có trình độ thấp. Ba là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành từ khu vực có thu nhập thấp đến khu vực có thu nhập cao hơn. Cụ thể: (i) Trong công nghiệp: từ khu vực công nghiệp truyền thống, chế biến sang khu vực công nghiệp công nghệ cao; CCLĐ thay đổi theo hướng chuy ển từ ngành sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang ngành sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng cao về vốn và khoa học - công nghệ (KH -
  10. 8 CN). (ii) Trong nông nghiệp: lao động từ ngành trồng trọt giảm xuống, chuyển sang các ngành chăn nuôi, dịch vụ nôn g nghiệp và làm tỷ trọng các ngành này tăng lên; lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành nuôi trồng thủy sản… (iii) Trong dịch vụ: lao động trong các ngành dịch vụ giản đơn, có giá trị gia tăng thấp giảm và lao động dịch chuyển sang các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức, công nghệ, chất lượng cao, làm tỷ trọng lao động của các ngành này tăng lên… 2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Trên cơ sở phân tích nội dung và xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở trên, tác giả luận án đề xuất hai nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành như sau: Thứ nhất, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngà nh xét về quy mô, gồm 2 chỉ tiêu: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (2) Tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Thứ hai, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng, gồm 5 chỉ tiêu : (1) Chuyển dịch CCLĐ theo ngà nh và nội bộ ngành xét về trình độ (học vấn phổ thông và CMKT); (2) Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuyển dịch CCKT ngành; (3) Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập hay sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành, các khu vực; (4) Tương quan giữa GDP bình quân/ người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (5) Sự di chuyển lao động trong các ngành gắn với sự thay đổi NSLĐ của ngành. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét ở địa bàn cấp tỉnh Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của 4 nhân tố chính: Một là, Chính sách của nhà nước về chuyển dịch CCLĐ theo ngành , gồm: chiến lược, kế hoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Hai là, Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của địa phương . Ba là, Các nguồn lực đầu vào như: nguồn lực khoa học - công nghệ; nguồn lực vốn đầu tư; nguồn lực lao động; nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.
  11. 9 Bốn là, Các nhân tố khác như di chuy ển lao động trong nước và quốc tế; tốc độ tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu ra… 2.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH Luận án nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số địa phương có điều kiện tương đồng với Thái Bình: 2.3.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hà Nam Luận án đã chỉ ra những thành công trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Hà Nam là do Tỉnh đã thực hiện nhóm các giải pháp gắn với các quan điểm chuyển dịch CCLĐ, cụ thể là: (1) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cung lao động, thông qua việc xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình kế hoạch hóa gia đình, có c ác chính sách di chuyển lao động để phân bố một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động, chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực … (2) Nhóm giải pháp tăng cầu lao động, thông qua thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ( KT - XH); tạo việc làm ổn định cho người lao động; hoàn thiện và phát triển thị trường lao động ( TTLĐ); phát triển KH - CN và các lĩnh vực khác… 2.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc Luận án phân tích những thành tựu trong chuyển dịch CCLĐ the o ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2000 - 2010 là do Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp: Đẩy mạnh chuyển dịch CCKT gắn liền với chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH; Phát triển các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động, nhất là cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; Ban hành, tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách GQVL, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, gắn với tạo việc làm và chuyển dịch CCLĐ theo ngành. 2.3.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Ninh Bình Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ cho phù hợp với CCKT và đã đạt được những thành công nhất định. Tỉnh đã thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ, cụ thể là: Nhóm giải pháp nhằm hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; Nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, tạo điều kiện chuyển dịch CCLĐ; và Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tỉnh đã chú trọng vào công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản l ý doanh nghiệp; Đào tạo đội ngũ
  12. 10 cán bộ kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ; Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề… 2.3.4. Một số bài học về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho tỉnh Thái Bình Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Thái Bình, luận án đã rút ra một số bài học cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình như sau: Thứ nhất, cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành gắn với GQVL để tạo nhu cầu cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành trên địa bàn Tỉnh. Thứ hai, Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo (trong đó chú trọng đào tạo nghề) phải đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH , HĐH. Thứ ba, Mở rộng liên kết, đầu tư trong và ngoài nước vào nông nghiệp, nông thôn, các khu công nghiệp . Thứ tư, Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao động và chuyển dịch CCLĐ theo ngành, phù hợp với đặc điểm tự nhiê n, KT - XH của địa phương. Thứ năm, Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1. Thuận lợi đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Luận án đã lựa chọn, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình, cụ thể là: - Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưở ng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên Thái Bình có điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội. Tỉnh có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực: nước ngọt, nước lợ và nước mặn, tạo điều kiện khai thác nguồn lợi biển khá lớn; mỏ khí đốt Tiền Hải với sản lượng khai thác mỗi năm hàng chục triệu m 3 khí phục vụ cho
  13. 11 sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…, trong lòng đất còn có than nâu, thuộc bể than nâu vùng ĐBSH, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 30 tỷ tấn). - Thuận lợi từ điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội Thời gian gần đây, Tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng và PTKT khá tốt, chuyển dịch CCKT đã có nhiều bước chuyển biến. Một số ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Tỉnh đã tồn tại và phát triển hàng t răm năm nay như làng nghề đúc đồng, chạm bạc Đồng Xâm, chiếu cói Tân Lễ, dệt vải Phương La, dệt đũi Nam Cao.. . Kết cấu hạ tầng ở Thái Bình khá phát triển. Thêm vào đó, Thái Bình lại có dân số và nguồn lực lao động khá dồi dào, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT - XH của Tỉnh. 3.1.2. Khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Một là, Thái Bình là tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp, kinh tế phát triển chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh th ấp, chưa ra khỏi danh sách những tỉnh nghèo của cả nước. Hai là, Định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT chưa được thực hiện hiệu quả, tốc độ chuyển dịch chậm, chưa đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Ba là, Chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao. Đây là một trong những khó khăn khiến tốc độ cũng như chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thời gian qua chậm, cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế (PTKT) ở Tỉnh. 3.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình xét về quy mô 3.2.1.1. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình Năm 2005, tổng số lao động của tỉnh là 945,9 nghìn người, tăng 0,66% so với năm 2001(939,7 nghìn người). Trong khi đó, n ăm 2010, tổng số lao động của tỉnh là 1.005,5 nghìn người, tăng 6,3% so với năm 2005 và đến năm 2012 là 1012,0 nghìn người. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành cụ thể như sau: - Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong 3 nhóm ngành: Lao động trong khối ngành N, L, TS đã giảm từ 75,12% tổng lao động của Tỉnh năm 2001 xuống còn 60,76% năm 2010 và đến năm 2012 còn 58,34%. Số lao động làm việc trong các ngành CN - XD và TM -
  14. 12 DV tăng lên, cụ thể: năm 2001, ngành CN - XD là 12,97%, ngành TM - DV là 11,91% thì đến năm 2010, tỷ lệ này lần lượt là 24,12%; 15,13% và năm 2012 là 25,40%; 16,26%. Thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: nghìn người So sánh (%) Chỉ tiêu 2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2005/2001 2010/2005 Tổng số LĐ 939,7 945,9 994,1 949,8 1.005,5 1.010,1 1.012,0 + 0,66 + 6,30 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 LĐ N,L,TS 705,9 629,7 640,2 601,4 610,9 600,0 590,4 - 10,79 - 2,99 Tỷ trọng (%) 75,12 66,56 64,40 63,32 60,76 59,40 58,34 -8,56 -5,80 LĐ CN - XD 121,9 190,0 209,3 203,6 242,5 252,1 257,1 + 55,87 + 27,63 Tỷ trọng (%) 12,97 20,09 21,05 21,44 24,12 24,96 25,40 + 7,12 + 4,03 LĐ TM-DV 111,9 126,2 144,6 144,8 152,1 158,0 164,5 + 12,87 + 20,43 Tỷ trọng (%) 11,91 13,35 14,55 15,25 15,12 15,64 16,26 + 1,44 + 1,77 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007, 2011, 2012 và tính toán của tác giả. - Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong nội bộ từng nhóm ngành: + Trong nội bộ ngành N, L, TS: từ chỗ năm 2001, LĐNN chiếm trên 99,5% tổng số lao động N, L, TS của Tỉnh đã giảm xuống còn khoảng 95% năm 2010 và 2012; lao động lâm nghiệp từ chỗ quá nhỏ bé, không có trong số liệu thống kê của Tỉnh giai đoạn 2001-2005 thì đến năm 2010 đã chiếm 0,23% và 2012 là 0,44%; lao động thủy sản của Tỉnh có chuyển biến, từ chỗ chiếm 0,45% năm 2001 đã tăng lên 4,28% năm 2010, năm 2012 giảm xuống còn 3,63%. + Trong nội bộ ngành CN - XD: năm 2001, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 90,3 nghìn người, tương đương 74,06% trong tổng số lao động CN - XD, thì đến năm 2010, tăng lên 188,3 nghìn người (77,65%) và năm 2012 là 198,84 nghìn người, tương đương với 77,35%; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện…, cung cấp nước và quản lý và xử lý rác thải, năm 2001, chiếm 0,82% và 0,08% thì đến năm 2012 tăng lên là 1,03% và 0,4%; lao động ngành xây dựng giảm mạnh, năm 2001 là 24,06% thì năm 2010 và năm 2012 là 20,45% và 20,63%. + Trong nội bộ ngành TM - DV: phần lớn lao động trong ngành đều tăng lên (cả tuyệt đối và t ương đối), nhất là các ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, từ chỗ năm 2001 là 2,4 nghìn người lên 12,2 nghìn người năm 2010 và 13,85 nghìn người năm 2012, tăng lần lượt từ 2,14% lên 8,02% và 8,42%; ngành Kinh doanh bất động sản tăng từ
  15. 13 0,63% năm 2001 lên 1,27% năm 2012; tương tự ngành Khoa học và công nghệ tăng từ 0,09% lên 0,95% nghìn người; Làm thuê giúp việc gia đình tăng từ 1, 25% lên 5,06% người; Vận tải kho bãi tăng từ 5,9% lên 7,3% trong cùng giai đoạn. Một số ngành tăng ít như ngành Kinh doanh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, có một số ngành giảm nhẹ như ngành Nghệ thuật, vui chơi, giải trí và ngành Dịch vụ khác. 3.2.1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Sử dụng phương pháp Vector, tính hệ số Cos , ta lượng hóa được mức độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 như sau: Bảng 3. 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: % Năm 01- 02 02- 03 03- 04 04- 05 05- 06 06- 07 07 - 08 08- 09 09 -10 10-11 11-12 n 1,7133 1,7140 1,7140 1,7135 1,7144 1,7143 1,7145 1,7145 1,7129 1,7142 1,7144 Giai đoạn từ năm 2001 - 2002 đến năm 2007 - 2008, tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh biến động ít, điều này c hứng tỏ sự thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh không nhiều; giai đoạn 2009 - 2010, tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ giữa các ngành kinh tế ở mức thấp nhất, là 1,7129% (do LLLĐ giảm đột biến từ 997,7 nghìn lao động năm 2008 xuống còn 949,8 nghìn lao động năm 2009, giảm 44,9 nghìn lao động ). Tuy vậy, xét trong cả giai đoạn từ năm 2001- 2012, lao động giữa các ngành luôn có sự chuyển dịch theo hướng từ các ngành N, L, TS sang các ngành CN - XD, TM - DV. 3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình xét về chất lượng 3.2.2.1. Động thái biến đổi về trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật của lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình - Trình độ học vấn phổ thông và chuyên mô n kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Thái Bình Giai đoạn 2002 - 2011, có sự chuyển dịch đáng kể về đào tạo học vấn phổ thông ở Thái Bình: số lao động chưa biết chữ ở Tỉnh giảm đáng kể, giảm gần 1/3, từ 0,9% xuống còn 0,31%; số lao động đến tốt nghiệp ti ểu học giảm một nửa, từ khoảng 24% xuống còn 12%; số lao động tốt nghiệp THCS tăng từ khoảng 60% lên gần 67% và tốt nghiệp THPT từ 15% lên gần 22%. Điều này cho thấy trình độ văn hóa của người lao động ngày càng được nâng cao, để từ đó họ có cơ hội tiếp cậ n, nâng cao trình độ CMKT, nhằm GQVL và chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả.
  16. 14 Về trình độ CMKT: tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT ở Tỉnh giảm đáng kể, từ chỗ chiếm 76,08% trong LLLĐ ở Tỉnh năm 2002 đã giảm xuống còn 70,05% năm 2005 và chỉ còn 62,38% (2011); tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp/ học nghề từ 16,96% năm 2002 đã tăng lên 19,37% năm 2005 và 21,64% (2011); tỷ lệ lao động từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên từ 6,95% năm 2002 đã tăng lê n 10,57% năm 2005 và 15,98% (2011). - Trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật của của lực lượng lao động trong nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình + Chuyển dịch trong khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: số lao động N, L, TS chưa qua đào tạo, không có bằng, chứng chỉ của Tỉnh giảm chậm, năm 2005 chiếm 97,59% nhưng đến 2011 chỉ giảm còn 96,34%; số lao động có trình độ sơ cấp, CNKT tăng khá từ 0,85% lên 1,5% năm 2011; còn lao đ ộng có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên tăng chậm từ 1,56% năm 2005 lên 2,16% năm 2011. Thực trạng CMKT của lao động N, L, TS giai đoạn vừa qua ở Tỉnh chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng (chiếm tới 96-97%), đã cản trở rất lớn quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. + Chuyển dịch trong khối ngành CN - XD: số lao động chưa qua đào tạo đến trình độ dưới trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2001 là gần 78% thì đến năm 2005 là gần 76,5% và năm 2010 vẫn là 69,5% và 2011 là 68,3%. Theo cơ cấu trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, nếu như giai đoạn 2001 - 2005, lao động có trình độ trung cấp chiếm từ 75- 80% thì đến năm 2010 - 2011 số lao động này chiếm khoảng 69,5%; trình độ cao đẳng năm 2001 là 21,68%, đến năm 2005 giảm xuống còn 19,2%, nhưng năm 2010 - 2011 đã tăng lên khoảng 22,5% và trình độ đại học trở lên tăng khá, năm 2001 mới đạt 2,63% thì đến 2010 - 2011 đạt trên 7,5%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của vùng cũng như cả nước. + Chuyển dịch trong khối ngành TM - DV: trình độ CMKT của lao động TM - DV tỉnh Thái Bình có chuyển bi ến đáng kể, nếu như năm 2005 số lao động chưa qua đào tạo đến sơ cấp nghề chiếm 68,2% thì năm 2011 giảm đáng kể còn 54,61%; lao động có trình độ trung cấp nghề trở lên tăng khá, từ 31,8% lên 45,39% trong cùng giai đoạn (tăng khoảng 13,6%). Tỷ lệ lao động cao đẳng nghề tăng mạnh nhất, đạt 2,3 lần, từ 1,23% lên 2,83%; còn lại tăng từ 1,3 - 1,6 lần, cụ thể trung cấp nghề tăng từ 5,33% lên 7,1%, TCCN từ 7,23% lên 11,89%; Cao đẳng, Đại học trở lên từ 18,01% lên 23,57%. 3.2.2.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấ u lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thái Bình Ở tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2001 - 2012, tỷ trọng GDP ngành N, L, TS của Tỉnh giảm 25,4% (bình quân mỗi năm giảm gần 2,2%), ngành CN - XD tăng 18,7% (bình quân
  17. 15 tăng gần 1,7%/năm), ngành TM - DV tăng 5,27% (bình quân tăng gần 0,5%/năm). Trong khi đó, tỷ trọng lao động ngành N, L, TS hàng năm giảm 1,68%, tỷ trọng lao động ngành CN - XD tăng 1,04%, ngành TM - DV tăng 0,37%. Cũng trong giai đoạn này, chuyển dịch GDP ngành N, L, TS và lao động N, L, TS là cùng chiều, mức độ chuyển dịch GDP ngành N, L, TS giảm mạnh, trong khi lao động N, L, TS giảm chậm hơn. Chuyển dịch GDP ngành CN - XD tăng khá nhanh, trong khi lao động ngành CN - XD tăng nhưng có chiều hướng chậm hơn mức độ tăng GDP của ngành. Ngành TM - DV có xu hướng tăng đồng đều cả ở tỷ trọng ngành trong GDP lẫn lao động của ngành. Từ những phân tích ở trên có thể thấy rõ, tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thời gian vừa qua chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch các ngành trong GDP, làm cho số lao động dịch chuyển từ N, L, TS sang CN - XD, TM - DV, nhất là sang CN - XD chậm, thời gian nhàn rỗi của LĐNN còn dài, từ đó kéo theo NSLĐ, thu nhập… của người lao động chậm được cải thiện, kinh tế địa phương chậm phát triển. 3.2.2.3. Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập từ năm 2001 - 2011 ở Tỉnh biến động không ổn định qua các năm, tăng cao nhất là năm 2008 ở mức 1,6626%, thấp nhất là năm 2002 ở mức -0,8961% và đến năm 2010 là -0,2932%. Điều này cho thấy nhu cầu lao động cho tăng trưởng không ổn định và cũng phản ánh chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Thái Bình dù đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành phi nông nghiệp, t uy nhiên còn thiếu tính bền vững. Năm 2008 có hệ số co giãn lớn nhất cho thấy mức chênh lệch về thu nhập giữa các ngành nghề nông nghiệp với các ngành nghề khác , và cũng là năm có lao động dịch chuyển mạnh nhất từ các ngành nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong giai đoạn 2001-2011. 3.2.2.4. Sự di chuyển lao động trong các ngành gắn với sự thay đổi n ăng suất lao động theo ngành kinh tế Bảng 3.3: Năng suất lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng/người - giá so sánh năm 1994 So sánh (%) Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2011 2012* 2005/2001 2010/2005 Chung các ngành 5,087 6,577 11,357 12,449 33,818 + 29,30 + 72,67 NSLĐ ngành N,L,TS 3,900 4,809 6,464 6,870 18,931 + 23,31 + 34,42 NSLĐ ngành CN-XD 5,969 6,841 16,095 17,798 45,788 + 14,61 + 135,26 NSLĐ ngành TM-DV 11,613 14,995 23,452 25,101 68,535 + 29,12 + 56,40 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007 , tr.34; năm 2011, tr.41,42; năm 2012, tr.44 và tính toán của tác giả. * NSLĐ của Tỉnh năm 2012 tính theo giá so sánh 2010.
  18. 16 Từ bảng 3.1 và bảng trên, ta tính toán được mối quan hệ giữa chuyển dịch lao động các ngành với sự thay đổi NSLĐ. Giai đoạn 2001 - 2005, khi lao động N, L, TS ở Tỉnh giảm 8,56% nhưng NSLĐ ngành N, L, TS của tỉnh tăng 23,31%, do đó, có thể tính được việc giảm 1% lao động N, L, TS đã tăng được 2,72% NSLĐ ngành N, L, TS; ngành CN - XD tăng 7,12% thì NSLĐ ngành CN - XD tăng 14,61%, dẫn đến tăng 1% LĐ CN - XD đã tăng được 2,05% NSLĐ ngành CN - XD; tương tự ngành TM - DV, tăng 1% LĐ TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng 20,22%. Tính toán tương tự ở giai đoạn 2005 - 2010, giảm 1% lao động N, L, TS tăng được 5,94% NSLĐ ngành N, L, TS; tăng 1% LĐ CN - XD đã tăng được 35,56% NSLĐ ngành CN - XD; và ngành TM - DV, tăng 1% LĐ TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng 31,86%. Từ phân tích trên cho thấy, giai đoạn 2001-2005, quá trình chuyển dịch CCLĐ ở Tỉnh thì chỉ có ngành dịch vụ chuyển dịch lao động ít mà đem lại NSLĐ cao, còn hai ngành N, L, TS và CN - XD có sự dịch chuyển lao động khá nhiều nhưng NSLĐ chỉ tăng nhẹ. Giai đoạn 2005 - 2010 cho thấy sự chuyển dịch lao động ở các ngành có tiến bộ hơn, nhất là ngành CN - XD và TM - DV. Năm 2011 so với 2010, tỷ lệ lao động N, L, TS giảm 1,36% (tương đương với 10,9 nghìn lao động) nhưn g NSLĐ tăng lên 0,406 triệu đồng/người; LĐ CN - XD tăng 0,34% (tương đương với 9,6 nghìn lao động) thì NSLĐ tăng lên 1,703 triệu đồng/người; LĐ TM - DV tăng 0,52% (tương đương với 5,9 nghìn lao động) thì NSLĐ tăng lên 1,649 triệu đồng/người. 3.2.2.5. Tương quan giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Năm 2012, GDP bq/người của tỉnh Thái Bình là 24 triệu đồng, tương đương khoảng 1.133 USD/người/năm, thì tỷ trọng lao động trong các ngành của tỉnh Thái Bình (theo nghiên cứu của các nhà kinh tế) sẽ là: lao động N, L, TS khoảng 46,5%; lao động CN - XD 22,5%; LĐ TM - DV là 31,0%. Tuy nhiên, CCLĐ theo ngành năm 2012 của Tỉnh thực tế là 58,34% lao động N, L, TS; 25,40% LĐ CN-XD; và 16,26% LĐ TM - DV. Điều này cho thấy, mức tăng GD P bq/người/năm và chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn chưa hợp lý, chuyển dịch CCLĐ theo ngành còn chậm, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ còn quá thấp trong khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao. 3.3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN 3.3.1. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Thứ nhất, Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh còn chậm , thể hiện ở:
  19. 17 (i) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm (mục tiêu Tỉnh đặt ra là đến năm 2010: tỷ trọng LĐNN còn 53%, LĐ CN 30% và LĐDV 17%; trong khi thực tế năm 2012 ở Thái Bình đạt được là: LĐNN 58,34%, lao động CN 25,40%, LĐDV 16,26 %). (ii) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành của Tỉnh cũng chậm, nhất là ngành nông nghiệp, do sự phân tách các phân ngành chưa thật rõ ràng ( một hộ nông dân vừa có thể là đối tượng của phân ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, tức là có đất ruộng, thêm vào đó lại có đất rộng để nuôi lợn theo quy mô gia trại, lại có thêm ao để thả cá…). Thêm vào đó, do tính chuyên môn hóa không cao của LĐNN ở Tỉnh cũng như nhiều tỉnh trong vùng ĐBSH, do vậy, việc chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói riêng, CCLĐ nói chung của Tỉnh còn khá chậm và chưa rõ nét. Thứ hai, Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH và hội nhập. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh đã theo hướng gắn với thay đổi cơ cấu chuyên môn, kỹ thuật nhưng vẫn còn hạn chế, thể hiện ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến nay là 42%, song đào tạo nghề mới chỉ chiếm 29%, điều này đồng nghĩa với chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành không cao, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn cơ bản vẫn mang tính thời vụ, tính chuyên môn hoá thấp, chưa thể hiện rõ vai trò thúc đẩy PTKT hàng hoá, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún kéo dài, NSLĐ, hiệu quả SX, KD thấp, ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như tiến độ xây dựng nông thôn mới của Tỉnh. Thứ ba, Chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh thấp, thể hiện ở: (i) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ cao , trong khi NSLĐ chung các ngành giai đoạn 2005 - 2010 tăng gần 72,7%, ngành CN - XD tăng 135,3% thì ngành dịch vụ tăng 56,4% và ngành nông nghiệp chỉ tăng 34,4%. Đến nay, NSLĐ chung các ngành của Tỉnh mới đạt 12,45 triệu đồng/người/năm, trong đó NSLĐ ngành nông nghiệp thấp nhất, chỉ đạt 6,87 triệu đồng/người/năm, ngành công nghiệp đạt 17,79 triệu đồng/người/năm và cao nhất là ngành dịch vụ đạt 25,10 triệu đồng/người/năm . (ii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng sức lao động. Mức độ toàn dụng lao động ở Tỉnh còn thấp. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành chưa đảm bảo việc làm đầy đủ cho lao động trong độ tuổi, chưa thực sự giải phóng sức lao động để phát huy vai trò của nguồn lao động cho PTKT. Hiện nay, thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông nghiệp chỉ đạt 75%. Tính đến 2012, tỷ lệ thất nghiệp toàn Tỉnh k hoảng 2,15%, trong đó ở thành thị còn khá cao, khoảng 12%. Vấn
  20. 18 đề GQVL cho lao động mất đất bằng chuyển đổi nghề, di chuyển lao động sang các ngành khác chưa hiệu quả, thiếu ổn định, còn mang tính mùa vụ. (iii) Chuyển dịch CCLĐ chưa phát huy được lợi thế s ẵn có cũng như phát huy thế mạnh, bảo vệ môi trường địa phương . Với lợi thế là tỉnh ven biển, nguồn lao động dồi dào, nhưng đến nay các sản phẩm trong nông nghiệp, thủy sản… của Tỉnh chưa có gì nổi bật. Người ta thường biết đến gạo tám Hải Hậu, ngao Giao T hủy… như một thương hiệu nổi tiếng cả trong nước và quốc tế còn gạo tám Thái Bình hay các sản phẩm thủy sản khác ít được biết đến . Mặt khác, công tác bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Tỉnh còn chưa hiệu quả. Trong nuôi trồng thủy sản, việ c chuyển ruộng lúa sang nuôi tôm một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều diện tích đất nông nghiệp bị ngập mặn, gây khó khăn trong việc canh tác lúa trở lại…Việc phát triển nuôi ngao quá nóng cũng gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh, hiệu quả nuôi trồng thấp... 3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Trong một thời gian dài, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước chưa có quy hoạch nhân lực, quy hoạc h chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả. Gần đây, tỉnh Thái Bình mới có Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 và được phê duyệt cuối tháng 7 năm 2012. Ở Tỉnh còn thiếu nhiều chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành, nhiều chính sách đã ban hành nhưng hiệu quả còn thấp như chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ( KCN, CCN); chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Tỉnh cũng chưa thỏa đáng; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu đồng bộ... Thứ hai, Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá và hội nhập của Tỉnh chậm, thể hiện ở các KCN, CCN của Tỉnh chưa phát triển; tốc độ đô thị hóa của Tỉnh còn chậm. Quá trình ĐTH ở Tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Bình, còn lại các thị trấn ở các huyện đều là đô thị nhỏ, mật độ dân cư đô thị thấp, hạ tầng KT - XH còn nhiều hạn chế, đô thị hình thành chủ yếu mang tính hành chính mà chưa gắn với PTKT. Thứ ba, Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn nhiều hạn chế, ở chỗ: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn thấp ; Hoạt động của thị trường vốn ở Tỉnh rất nhỏ bé, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ các dự án do Trung ương rót về, các thể chế tài chính, tín dụng còn thiếu tính đa dạng, linh hoạt...; Việc ứng dụng các tiến bộ KH - CN mới ở Tỉnh còn
nguon tai.lieu . vn