Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TẠ VĂN NAM THUÕ VíI PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë TØNH VÜNH PHóC TRONG HéI NHËP QUèC TÕ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Quốc Lý Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã, đang trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia vào tiến trình phát triển. Thực tế đã chứng minh, trong tiến trình hội nhập quốc tế, nếu một quốc gia có chính sách thuế hợp lý, hiệu quả sẽ là nền tảng và là động lực vững chắc thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD)… Thông qua đó, nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) được đảm bảo tăng lên không ngừng; tạo lập và hình thành tiềm lực hay sức mạnh của nền kinh tế. Đồng thời, thuế cũng chính là một công cụ hết sức quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội… Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và nằm trong vành đai của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đây là một Tỉnh đang trên đà phát triển và là điểm sáng phát triển kinh tế gắn với hội nhập quốc tế, trong đó có sự đóng góp của chính sách thuế theo hướng mở cửa và chủ động hội nhập. Những tác động và ảnh hưởng của chính sách thuế đối với kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc luôn trực tiếp và rất rõ ràng. Mặc dù, đã và đang được đổi mới căn bản từ việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật, đến đổi mới quy trình, thủ tục, tổ chức bộ máy và quản lý thu thuế trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là chưa xác định rõ vị trí, vai trò động lực của thuế cũng như những vai trò ngược lại của tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, thực hiện an sinh xã hội… đến hệ thống thuế và chính sách thuế. Chính vì vậy, ý nghĩa của thuế với vai trò là “đòn bẩy” kinh tế bị giảm sút. Những bất cập trên đây nếu không sớm được giải quyết sẽ gây ra nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành thuế nói riêng và đối với sự phát triển KT-XH của Vĩnh Phúc nói chung. Xuất phát từ lý do đó nên đề tài: “Thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế” được chọn để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của thuế với phát triển KT-XH, luận án phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng 2 cao vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án để có thể kế thừa và phát triển các kết quả đó trong quá trình viết luận án. Đồng thời xác định những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Hệ thống hóa, hoàn thiện và bổ sung cơ sở lý luận về thuế đối với phát triển KT-XH trong hội nhập quốc tế trên địa bàn một tỉnh. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương và rút ra bài học đối với tỉnh Vĩnh Phúc. - Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò tích cực của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh phúc trong hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về thuế với phát triển KT-XH trong hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Nghiên cứu vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế, giai đoạn từ 2010 - 2014. Đề xuất giải pháp trước mắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh chủ yếu đề cập và phân tích vai trò tích cực của thuế đối với phát triển KT-XH, còn những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế luôn biến động nên để có được số liệu và các tiêu thức đánh giá, phân tích các tác động này rất phức tạp và mất nhiều thời gian. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề thuế. 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích so sánh. Trong đó, tiếp cận phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị là trừu tượng hóa khoa học. Đồng thời luận án còn sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, chuyên gia, phỏng vấn sâu, kết hợp với phương pháp dự báo nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu. 5. Dự kiến đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống hóa, phân tích và bổ sung các vấn đề lý luận chung về thuế và vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở một địa phương cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Chỉ rõ những mặt tích cực và những tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH của Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế, cũng như nguyên nhân của những kết quả đó. - Đề xuất quan điểm và giải pháp trước mắt và lâu dài, nhằm phát huy vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH ở Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án kết cầu gồm có 4 chương, 11 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1.Cáccông trìnhnghiên cứulàluậnántiến sĩvàsáchchuyênkhảo 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ 1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo 1.2.2. Các đề tài khoa học cấp bộ và các bài nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành kinh tế 1.2.2.1. Các đề tài khoa học cấp bộ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn