Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐÀO MAI PHƢỚC

CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 62 31 01 02

HÀ NỘI - 2017

Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN

Phản biện 1:

……………………………………
……………………………………

Phản biện 2:

……………………………………
……………………………………

Phản biện 3:

……………………………………
……………………………………

Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn hai thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những bước
chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên sang nền kinh tế dựa
vào tri thức. Nền kinh tế đó không chỉ đòi hỏi người lao động có sức khỏe, có
khả năng thích nghi nhanh với những biến đổi không ngừng của nền kinh tế mà
cao hơn nữa là những người lao động luôn có khát vọng vươn lên chiếm lĩnh
những đỉnh cao trí tuệ, được đào tạo, có trình độ và đây chính là những nhân tố
cấu thành của chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực (CLNNL)
đóng vai trò quyết định trong quá trình lao động sáng tạo ra của cải vật chất, phát
triển khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức; nó là nhân tố quan trọng trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh tài nguyên thiên
nhiên ngày càng khan hiếm và là nhân tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh
tranh của mỗi quốc gia và doanh nghiệp.
Thực tế phát triển đã chứng minh CLNNL là nguồn gốc cho sự giàu có
của các quốc gia, là nhân tố quyết định nhất tới năng suất, chất lượng và hiệu
quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế cũng như toàn bộ nền
kinh tế quốc dân của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm
ngoài thực tế này. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XII tiếp tục khẳng định: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại". Để thực hiện được điều này đòi hỏi chúng ta phải có những quyết
sách, hành động và giải pháp khả thi để hoàn thành mục tiêu đặt ra, mà trước
hết cần phải có những quyết sách, hành động để có được "nguồn lực của mọi
nguồn lực", do đó phải nâng cao CLNNL.
Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam, đồng thời là thành phố đứng đầu
cả nước về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố
Hồ Chí Minh. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 08 năm 2008, hiện
nay Hà Nội có diện tích 3.344km2 gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện ngoại
thành. Với vị trí là trung tâm hành chính, do đó trên địa bàn thành phố là nơi đặt
trụ sở của các cơ quan trung ương đồng thời tập trung đông đảo hàng trăm trung
tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của đất nước cùng với hàng trăm nghìn doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Hà Nội là đô thị đang phát triển, đồng thời là trung tâm của vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc nên lực lượng lao động tập trung ở đây đông với số lượng
lớn. Theo Báo cáo Lao động -Việc làm năm 2016 của Tổng cục Thống kê, tổng
số lao động của Hà Nội chiếm 7,0% tổng số lao động của cả nước so với 22,2%
số lao động của khu vực đồng bằng sông Hồng. Số liệu này cho ta thấy tầm ảnh
hưởng của Hà Nội đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Lao động qua đào tạo của Hà Nội chiếm tỷ lệ cao
chiếm 43,1%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 28,4%

2
trong khi tỷ lệ chung của toàn quốc chỉ là 12%. Cũng theo báo cáo này, trong
tổng số lao động đang làm việc đã qua đào tạo thì Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất
cả nước với 42,7%, số lao động có việc làm đã qua đào tạo ở trình độ cao đẳng,
đại học chiếm 27,9%, cao hơn thành phố Hồ Chí Minh 3,0%. Trong cơ cấu lao
động chia theo nghề nghiệp thì nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm các nhà
quản lý, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao của Hà Nội chiếm 20,9% cao
hơn khu vực đồng bằng sông Hồng mới chỉ chiếm 10,7%.
Những năm gần đây, nguồn nhân lực ở thành phố Hà Nội đã có bước phát
triển đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Đến năm 2016, cơ cấu nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển
biến theo hướng tích cực như: lao động trong khu vực nhà nước có xu hướng
giảm còn 14,7%, khu vực ngoài nhà nước tiếp tục duy trì sử dụng số lượng lao
động lớn lên tới 79,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,1%; lao
động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,3%, công nghiệp - xây dựng là 28,2% và
nông, lâm, thủy sản chiếm 16,5%.
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của phát triển kinh tế theo chiều sâu và tái
cấu trúc kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực ở thành phố Hà Nội đang đứng trước những
bất cập: CLNNL còn thấp, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học tuy cao hơn
nhưng cũng mới chỉ chiếm hơn 50% trong tổng số lao động đã qua đào tạo tại
một thành phố tập trung nhiều trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu của cả
nước là một vấn đề cần phải suy nghĩ. Tình trạng thừa "thầy" thiếu "thợ" đang
đặt ra những yêu cầu hơn nữa trong việc nâng cao CLNNL để có được những
nhà quản lý giỏi, những nhân lực có chuyên môn kỹ thuật bậc cao để đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Trong thời gian qua, thành phố cũng đã
có nhiều chính sách đề thu hút nhân tài như tổ chức lễ tuyên dương các thủ khoa
của các trường hay "trải thảm đỏ" để mời các sinh viên thủ khoa về làm việc tại
thành phố không qua tuyển dụng, được bố trí đi học tập nâng cao trình độ, tuy
nhiên số lượng thu hút chưa được nhiều.
Hà Nội là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên đang thu hút
ngày càng nhiều các tập đoàn kinh tế mạnh của nhiều nước phát triển trên thế
giới đến đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ, Singapore… Nhìn chung, vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Hà Nội tăng dần qua các năm.
Năm 2016, Hà Nội đã thu hút 2,8 tỷ USD vốn FDI, tăng gấp đôi so với năm
2015. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, trong tổng số
vốn FDI đã thu hút, riêng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh
doanh bất động sản chiếm tới khoảng 54%. Hoạt động khoa học và công nghệ
chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn đã thu hút. Bên cạnh đó, các dự án FDI vào địa
bàn Hà Nội đều thuộc loại có quy mô không lớn. Trong tổng số 1.649 doanh
nghiệp FDI đang hoạt động thì chỉ có 795 doanh nghiệp có vốn từ 500 tỷ đồng
trở lên. Trong những nguyên nhân của thực trạng trên có một nguyên nhân rất
quan trọng đó là chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến trong các doanh

3
nghiệp liên doanh, tham gia hội đồng quản trị, đội ngũ chuyên viên và đội ngũ
lao động kỹ thuật chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp
FDI về phẩm chất đạo đức, kỹ năng chuyên ngành…
Với những lý do trên, việc làm rõ những vấn đề lý luận chung về CLNNL để
phát triển kinh tế, nâng cao CLNNL để phát triển kinh tế của một tỉnh, thành phố;
phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đang đặt ra đối với CLNNL để
phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội trở thành vấn đề
có tính thiết thực, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu mang tính hệ thống từ góc độ lý
luận và thực tiễn. Vì vậy nghiên cứu sinh chọn chủ đề "Chất lượng nguồn nhân
lực để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu của luận án
tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ cơ sở lý luận về CLNNL để phát triển kinh tế; tập trung
phân tích, đánh giá thực trạng CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2005-2016, đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao CLNNL để phát triển kinh tế ở Thành phố Hà Nội đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, luận án tập trung hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:
* Về lý luận:
+ Xây dựng khung lý thuyết của luận án trong nghiên cứu về CLNNL để
phát triển kinh tế.
+ Luận giải rõ các yếu tố cấu thành và những nhân tố ảnh hưởng đến
CLNNL để phát triển kinh tế.
* Về thực tiễn:
+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nâng cao CLNNL để
phát triển kinh tế.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố
Hà Nội giai đoạn 2005-2016.
+ Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao CLNNL để
phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng luận án nghiên cứu là CLNNL để phát triển kinh tế ở thành
phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu CLNNL để phát triển kinh tế bao gồm nguồn
nhân lực do thành phố Hà Nội quản lý (không bao gồm NNL thuộc các Bộ,
ngành hoặc Trung ương quản lý); nguồn nhân lực trong khu vực sản xuất kinh
doanh không bao gồm NNL trong các cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ

nguon tai.lieu . vn