Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHIÍ MINH HOÀNG LỆ CHI CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHÁCH HÀNG CÔNG NGHIỆP NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 62.34.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH THỌ Phản biện 1: ………………………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………………………………….. Phản biện 3: ………………………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại : …………………………………………………………………………… Vào hồi ……. giờ ……. ngày …… tháng …… năm……. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỔ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Lệ Chi, 2012. Các nhân tố tác động lên lòng tin trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và khách hàng doanh nghiệp tại Viêt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Tháng 9 - 2012, số 183, trang 27-35. 2. Hoàng Lệ Chi, 2013. Rào cản chuyển đổi và lòng trung thành của khách hàng: vai trò trung gian của sự cam kết. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Tháng 3 – 2013, số 189 (II), trang 96-103. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở nghiên cứu 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài Tại Việt Nam, tiến trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi sự từ năm 1987. Trong bối cảnh đó, ngành viễn thông Việt Nam, trong trào lưu tự do hoá, cũng chuyển đổi từ một ngành kinh tế độc quyền nhà nước sang cạnh tranh theo hướng thị trường từ năm 1995. Trước năm 1995, thị trường viễn thông ở Việt Nam là thị trường độc quyền hoàn toàn, toàn bộ các dịch vụ viễn thông đều do tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (lúc bấy giờ là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) cung cấp. Đến nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có: 11 doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ thông tin di động, 13 doanh nghiệp được phép cung cấp hạ tầng mạng và 87 doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ Internet. Sự mở cửa thị trường Viễn thông tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nhu cầu viễn thông đã tạo ra một số lượng đáng kể những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tham gia vào thị trường, dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Lúc này, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã nhận thấy rằng việc duy trì khách hàng đang có cũng quan trọng như việc tạo ra khách hàng mới. Trong bối cảnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, điều này có được qua việc nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng. Bởi việc tạo dựng mối quan hệ có chất lượng với khách hàng đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có ảnh hưởng đến khả năng duy trì khách hàng (customer retention) của nhà cung cấp (Heinning-Thurau & Klee, 1997) và qua đó tạo dựng lòng trung thành của họ. Ở Việt Nam những nghiên cứu về chất lượng quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng còn rất hiếm. Ngoài nghiên cứu về: "vai trò của thị trường và khuynh hướng học hỏi trong chất lượng quan hệ: minh chứng từ những nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài của họ" (Nguyen và ctg., 2007), và hai nghiên cứu khác: Nguyen và Nguyen (2010), Nguyen và Nguyen (2011) tác giả của luận án chưa tìm thấy nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề này. 1.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu • Khám phá và đo lường nhân tố chính tác động lên chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với khách hàng công nghiệp. • Khám phá và đo lường nhân tố chính thể hiện kết quả của chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với khách hàng công nghiệp. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn