Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI ĐAN THANH

CẤU TRÚC VỐN VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN TÁC
ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2016

Công trình được hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Đoàn Thanh Hà

Phản biện 1:………….
Phản biện 2:………….
Phản biện 3:………….

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Vào lúc:……giờ…….ngày…...tháng…..năm 2016.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn giữ một vị trí quan trọng,
là một trong những thành phần kinh tế có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, giải
quyết việc làm và an sinh xã hội của quốc gia. Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhỏ và
vừa chiếm tới 97,5% tổng số doanh nghiệp của cả nước, đóng góp khoảng 40% tổng sản
phẩm quốc nội, và tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm (VINASME, 2015). Ở nhiều địa
phương, khối doanh nghiệp SME đang đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, điều này được thể
hiện qua sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, số lượng việc làm, đóng góp vào ngân sách
trong khối này ngày càng gia tăng. Với đặc điểm quy mô nhỏ, linh hoạt và dễ thích ứng, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn và dễ điều chỉnh
trước những biến động của môi trường kinh doanh.
Với vai trò ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc làm thế nào để phát triển khối doanh
nghiệp nhỏ và vừa một cách bền vững đang nhận được sự quan tâm của nhiều phía - từ các
nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách. Hiện nay, một
trong những vấn đề đang được tranh luận là hiệu quả quản trị tài chính (QTTC) của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng như thế nào bởi cấu trúc vốn và vốn luân chuyển
của doanh nghiệp. Tranh luận này xuất phát từ khía cạnh lý thuyết là hiệu quả QTTC có thể
chịu ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực bởi cấu trúc vốn (Modigliani và Miller, 1958; Myers
và Majluf, 1984; Fama và Miller, 1972). Tại Việt Nam một số nghiên cứu của các tác giả
trong nước đã chỉ ra rằng quản trị tài chính ở khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bộc lộ
nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả không cao (Võ Hồng Đức và Võ Tường Luân, 2014; Nguyễn
Hữu Huân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương, 2014; Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thành Phú, 2014).
Theo Nguyễn Minh Kiều (2014) để đánh giá quản trị tài chính có hiệu quả hay không
chúng ta cần có chuẩn mực nhất định. Chuẩn mực để đánh giá hiệu quả QTTC chính là mục
tiêu do doanh nghiệp đề ra. Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu khác nhau được đề ra nhưng
dưới góc độ quản trị tài chính, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ
sở hữu.
Theo Nguyễn Văn Thuận (2010), quản trị tài chính thực hiện thông qua các quyết định:
Quyết định đầu tư vào tài sản (thể hiện chức năng sử dụng vốn), quyết định chọn nhà tài trợ
(thể hiện chức năng tổ chức và huy động vốn), và quyết định phân phối thu nhập (thể hiện
chức năng phân phối). Đó là ba trong tâm cơ bản của công tác quản trị tài chính.
Các trường phái lý thuyết khác nhau xác định các yếu tố khác nhau tác động đến hiệu
quả QTTC của các doanh nghiệp. Chúng t a có thể t ạ m chia thành hai trường phái
chính: Trường phái thứ nhất đề cập đến ảnh hưởng của cấu trúc vốn của doanh nghiệp đến
hiệu quả QTTC (Huang và Song, 2006); trường phái thứ hai cho rằng vốn luân chuyển
doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả QTTC (Mathuva, 2010) .
Hiệu quả QTTC được phản ánh thông qua kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp,
thuật ngữ này như một thước đo đánh giá khách quan hiệu quả sử dụng tài sản cũng như các
chính sách của công ty tạo ra lợi nhuận tối ưu. (Chakravathy, 1986) .
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong số khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại
Việt Nam thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97,5 đến 98%. Trong kế
hoạch 5 năm 2016-2020, Chính phủ Việt Nam dự kiến phát triển số lượng doanh nghiệp lên
gấp đôi thành 1 triệu doanh nghiệp để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc
làm an sinh xã hội. Để có thể thực hiện được kế hoạch này rất cần có các nghiên cứu đánh
giá về hiện trạng hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đây là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai. Trong điều kiện giới
hạn tài liệu và thời gian cho phép, tác giả thực hiện đề tài “Cấu trúc vốn và vốn luân
chuyển tác động đến hiệu quả QTTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh”.

nguon tai.lieu . vn