Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- Phan Văn Dũng CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. MAI THỊ HOÀNG MINH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015 PHẦN GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài Chất lượng nói chung và chất lượng kiểm toán (CLKT) nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng. Hơn 30 năm qua, khá nhiều các nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa CLKT, cách thức đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và tác động của chất lượng đến năng lực cạnh tranh (NLCT). Thế nhưng, cho đến nay, các khái niệm này vẫn chưa thống nhất và các nghiên cứu về chủ đề này vẫn tiếp tục thực hiện. Điều này là do CLKT là một khái niệm đa diện, khó quan sát và đo lường, phụ thuộc vào cảm nhận và xét đoán của từng cá nhân, do vậy khó có thể dẫn đến một quan điểm thống nhất. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Theo lộ trình đã cam kết, từ năm 2015 mở cửa hoàn toàn các dịch vụ tài chính; Trong xu thế toàn cầu hóa, sự thành công của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào CLKT và NLCT trên thị trường. Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Tài chính: “Quy mô và CLKT độc lập chưa đạt mong muốn và còn rất khó khăn để được khu vực và quốc tế thừa nhận, sự cạnh tranh giữa các DNKT còn vì lợi ích cục bộ, phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá phí kiểm toán, dẫn đến CLKT không đảm bảo”. Thực trạng này đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu về CLKT theo định hướng nâng cao NLCT của DNKT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu trước, yêu cầu hội nhập kinh tế và thực trạng CLKT, NLCT của DNKT Việt Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Các kết quả nghiên cứu được mong đợi sẽ góp phần thêm vào về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhằm góp phần phát triển hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu - Khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam. - Khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. - Khám phá và đo lường tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm: Q1: Những nhân tố nào tác động đến CLKT, những nhân tố nào tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay? Q2: CLKT có tác động đến NLCT? Những nhân tố CLKT nào tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay? Q3: Mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT, mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế? Q4: Mức độ tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay? Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong Luận án này là các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các DNKT độc lập Việt Nam, không bao gồm các công ty Big Four và các DNKT nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu cũng không bao gồm các hoạt động kiểm toán khác như Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán nội bộ. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá: kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT, sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo để đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án - Ý nghĩa khoa học Luận án đã khám phá các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, các nhân tố CLKT tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam và chỉ ra mức độ cũng như thứ tự tác động của các nhân tố CLKT có tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn Nhờ vào việc khám phá và chỉ ra các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam một cách có hệ thống mà Luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu về hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Đóng góp mới của Luận án So với các nghiên cứu đã thực hiện, kết quả nghiên cứu của Luận án này thể hiện các điểm mới như sau: Về nội dung, đã tổng hợp các nghiên cứu, các quan điểm, trường phái về CLKT, NLCT, mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT. Đây là những nền tảng lý thuyết quan trọng để các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phát triển trong bối cảnh ở các nền kinh tế chuyển đổi. Về phương pháp, luận án đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp để giải quyết mục tiêu đề ra. Các phương pháp tiếp cận của Tác giả mở ra hướng nghiên cứu định lượng trong kiểm toán tại Việt Nam. Về kết quả, luận án đã xây dựng ba mô hình các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT. Những kết quả này phần nào chứng minh các giả thuyết khoa học mà Tác giả đã xây dựng trong bối cảnh Việt Nam. Các đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau: − Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận + Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp và phát triển lý luận theo hướng đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong tiến trình hội nhập quốc tế. + Thứ hai, Tác giả đã đưa ra mô hình CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam dựa trên kết quả phân tích các nghiên cứu về CLKT và NLCT trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam và đặc điểm của các DNKT Việt Nam. + Thứ ba, Thông qua mô hình tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT, Tác giả đã thể hiện được sự tác động của CLKT đến NLCT. Điều này cho thấy nghiên cứu này thực sự hướng về mục tiêu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DNKT. + Thứ tư, Luận án đã làm rõ về mặt lý luận, vai trò của Lý thuyết Ủy nhiệm và Lý thuyết Cung cầu đối với CLKT. − Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu + Thứ nhất, Định nghĩa CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. + Thứ hai, Khám phá các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam. + Thứ ba, Khám phá các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam. + Thứ tư, Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là khám phá sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam. + Thứ năm, Từ kết quả khám phá định tính, Tác giả đã thực hiện việc đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT của các DNKT Việt Nam và xác định được có 6 nhân tố thực sự tác động đến CLKT với 24 tiêu chí đo lường. + Thứ sáu, Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của các DNKT Việt Nam: từ kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định được 5 nhân tố thực sự tác động đến NLCT với 16 tiêu chí đo lường. + Thứ bảy, Đo lường mức độ tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. + Thứ tám, Đo lường mức độ tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định được 6 nhân tố CLKT thực sự tác động đến NLCT với 24 tiêu chí đo lường. + Thứ chín, Đề xuất Mô hình CLKT và Mô hình NLCT, Mô hình tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Qua đó, thể hiện được mối tương quan và mức độ tương quan giữa các nhân tố CLKT, NLCT đến CLKT và NLCT. + Cuối cùng, Đề xuất về Khung phân tích các nhân tố CLKT. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Giới thiệu, Luận án được chia thành 5 chương được trình bày theo thứ tự với các nội dung chính như sau: Chương 1 - Tổng quan các nghiên cứu trước. Chương 2 - Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5 - Kết luận và hàm ý chính sách. Nội dung Luận án gồm 169 trang, với 20 Bảng biểu, 81 Hình vẽ và 20 Phụ lục. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn