Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã số

: Tổ chức và quản lý vận tải
: 62.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2017

Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi giờ ngày
tháng năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải
2. Thư viện Quốc gia

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế của quốc gia gắn liền với sự phát triển của hệ
thống giao thông vận tải.Giao thông vận tải cũng tác động rất lớn đến sự
phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường của mỗi quốc gia.Với tốc độ phát
triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự
phát triển của ngành giao thông vận tải. Đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, sự
tăng nhanh về nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực đô thị cũng như
giữa các tỉnh, thành phố khác nhau đã làm xuất hiện các hiện tượng phát
triển thiếu tính bền vững trong vận tải hành khách.
Hiện nay trên thế giới, nghiên cứu phát triển bền vững vừa là yêu cầu
vừa là mục tiêu của các quốc gia.Xu hướng nghiên cứu này đã được tiến
hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế các nước.
Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển bền vững cũng không nằm ngoài
quy luật chung của thế giới. Phát triển bền vững cho các ngành, các lĩnh vực
trong nền kinh tế đã được chính phủ đề cập trong nhiều cuộc họp, nhiều văn
bản chỉ đạo điều hành.Trong lĩnh vực giao thông vận tải đã có một số văn
bản quy phạm pháp luật đề cập đến vấn đề phát triển bền vững.Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu cụ thể về phát triển bền vững cho hoạt động vận tải đặc
biệt là vận tải hành khách bằng ô tô tại Việt Nam.
Với yêu cầu của thực tiễn xã hội, cũng như với mục đích đóng góp một
phần công sức nghiên cứu cho sự phát triển chung của ngành giao thông vận
tải, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững vận tải
hành khách bằng ô tô. Kết quả nghiên cứu của luận án là một cơ sở khoa
học, là tài liệu tham khảo để các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành
vận tải có định hướng phát triển theo hướng bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp các nghiên cứu về phát triển bền vững, đặc biệt là xây dựng
cơ sở lý luận về phát triển bền vững doanh nghiệp vận tải vận tải hành khách
bằng ô tô.
- Đề xuất các nguyên tắc, các giải pháp mới để làm cơ sở phát triển bền
vững cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.
- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp
vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và các vấn đề có liên quan đến
phát triển bền vững VTHK bằng ô tô ở Việt Nam (không bao gồm dịch vụ

2
xe buýt đưa đón học sinh, vận tải liên vận quốc tế). Trong đó có ứng dụng
cụ thể cho một doanh nghiệp là Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Đông
Dương.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là hoạt động VTHKbằng ô tô
trong giai đoạn 2012 – 2016, đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu, giải pháp phát
triển bền vững cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô
từ 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn một số
vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung và bền vững trong lĩnh vực
vận tải hành khách nói riêng; các nguyên tắc về phát triển bền vững; hệ
thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của hoạt động vận tải
hành khách bằng xe ôtô;
Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá hiện trạng của vận tải hành khách tại Việt Nam,
đi sâu phân tích sự phát triển bền vững của vận tải ô tô trên cả 3 góc độ lợi
ích của nhà nước, doanh nghiệp và khách hàng; xác định nhân tố quan trọng
để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là “Lấy khách hàng làm trung tâm”.
5. Kết cấu luận án
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững vận tải hành
khách bằng ô tô
Chương 3: Phân tích hiện trạng phát triển bền vững vận tải hành khách bằng
ô tô ở Việt Nam.
Chương 4: Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở
Việt Nam và Ứng dụng cho Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Công trình nghiên cứu đầu tiên về phát triển bền vững giao thông vận
tải là của Greene và Wegnener vào năm 1997 đã chỉ ra rằng: Sự tăng trưởng
không giới hạn phương tiện vận tải cá nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng
cho hệ thống giao thông vận tải. Trong khu vực đô thị chính sách thỏa mãn
nhu cầu đi lại càng cao bằng cách xây dựng càng nhiều đường cao tốc là
không khả thi, nhà nước càng cố gắng xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ

3
phương tiện cá nhân hơn, số lượng ùn tắc giao thông xẩy ra càng nhiều hơn.
Phương tiện phát triển không chỉ mang tới sự tự do đi lại mà gây ra các hậu
quả như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tắc đường và tai nạn giao
thông. Nghiên cứu này chỉ ra rằng xu hướng của phát triển GTVT là hướng
đến phát triển bền vững bao gồm:Về phương tiện, cơ sở hạ tầng, công nghệ,
thiết kế, vận hành khai thác, tài chính đều cần hướng tới phát triển bền vững.
Nghiên cứu của John Hartman - Trung tâm Phát triển bền vững GTVT
tại Canada cùng với các nhóm nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng mới phát triển
các tiêu chí phát triển bền vững cho giao thông vận tải. Kết quả đã công bố
các tiêu chí và chỉ tiêu phát triển bền vững (STPI: Sustainable transport
performance indicators) được chia làm 3 nhóm,
Nhóm 1 Tiêu chí về môi trường bao gồm: Mức giới hạn ô nhiễm, mức
giới hạn phát thải, tối thiểu hóa tiêu thụ năng lượng không thể tái tạo, tái sử
dụng và tái chế, thiểu hóa sử dụng đất, hạn chế tiếng ồn.
Nhóm 2 Tiêu chí về xã hội gồm: Đáp ứng được các nhu cầu cá nhân,
đáp ứng được nhu cầu xã hội, đánh giá mức độ an toàn, đảm bảo các yêu
cầu an toàn cho môi trường tự nhiên, đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ.
Nhóm 3 Tiêu chí về kinh tế gồm: Hiệu quả của sự khai thác vận hành,
cung cấp các sự lựa chọn về các phương thức vận tải, đảm bảo sự phát triển
kinh tế.
Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong “Giới thiệu về
phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) năm
2007 đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó đã tập trung
phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề
đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối
liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng; các
vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về
vai trò của xã hội dân sự.
John Blewitt trong “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding
Sustainable Development) năm 2008 cũng đóng góp một phần quan trọng
vào lý thuyết về phát triển bền vững, trong đó phải kể đến những phân tích
về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, phát triển bền vững và điều hành
của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để phát triển bền vững, phác thảo về
một xã hội bền vững. Luận án tham khảo những lý thuyết về phát triển bền
vững, NCS vận dụng phân tích các mối quan hệ giữa xã hội môi trường và
cách thức điều hành của Chính phủ, Nhà nước trong đánh giá PTBV vận tải
hành khách bằng ô tô.

nguon tai.lieu . vn