Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

PHẠM TÙNG LÂM

QU¶N Lý §µO T¹O LAO §éNG
VIÖT NAM §I LµM VIÖC ë N¦íC NGOµI TRONG
BèI C¶NH HéI NHËP QUèC TÕ

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số

: 62 14 01 14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, năm 2017

Công trình được hoàn thành tại :
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Bùi Minh Hiền
TS. Phạm Quang Sáng

Phản biện 1: ....................................................................
...................................................................

Phản biện 2: ....................................................................
...................................................................

Phản biện 3: ....................................................................
...................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm.....

Có thể tìm hiều luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Phạm Tùng Lâm (2016), Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, Tạp chí Quản lý Giáo dục ( số 8, tháng 8 – 2016, tr. 27 –
31), Hà Nội.
2. Phạm Tùng Lâm (2016), Nghiên cứu hoạt động đào tạo người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp
chí Quản lý Giáo dục ( số 81, tr. 39 – 43), Hà Nội.
3. Phạm Tùng Lâm (2014), Quản lý đào tạo nghề cho người lao động Việt
Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Tạp chí Giáo dục ( số 340, tr. 13
– 17), Hà Nội.
4. Phạm Tùng Lâm (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo người lao
động Việt Nam trước khi tham gia thị trường lao động quốc tế, Tạp chí
Giáo dục ( số 331, tr. 08 – 11), Hà Nội.
5. Phạm Tùng Lâm (2014), Tác động của hội nhập quốc tế đối với công tác
đào tạo và quản lý đào tạo người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài, Tạp chí Giáo dục ( số 327, tr. 07 – 10), Hà Nội.
6. Phạm Tùng Lâm (2013), Thực trạng quản lý đào tạo người lao động Việt
Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, Tạp chí Giáo dục ( số 309, tr. 21 – 24), Hà Nội.
7. Phạm Tùng Lâm (2013), Quản lý đào tạo người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Quản
lý Giáo dục ( số 48, tr. 11 – 18), Hà Nội.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những giải pháp tạo công ăn việc làm ổn định và có thu
nhập cao cho người lao động Việt Nam thì đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài là một giải pháp hữu hiệu. Trong thời gian qua, hoạt động
này đã đạt được những thành công đáng kể về cả lượng và chất góp
phần làm thay đổi đời sống của một bộ phận dân cư và tăng nguồn
ngoại tệ cho đất nước.
Hoạt động XKLĐ được Đảng và Nhà nước ta xác định là lĩnh
vực kinh tế đối ngoại quan trọng. Chủ trương này đã được thể hiện cụ
thể ở Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại
đại hội Đảng lần thứ X là: “ Tiếp tục thực hiện chương trình XKLĐ,
tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của người lao động”
Muốn tăng tính cạnh tranh nhằm đẩy mạnh và phát triển bền
vững việc đào tạo lao động có chất lượng cao để đưa đi làm việc ở nước
ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần phải quản lý hoạt động đào
tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, có định hướng chiến lược lâu dài,
theo những bước đi thích hợp với các giải pháp hợp lý và đồng bộ. Vì
vậy đề tài “ Quản lý đào tạo lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế” có ý nghĩa rất thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo người Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài (lao động xuất khẩu) trên cơ sở lý luận
và thực tiễn xác thực, đáp ứng yêu cầu cung ứng nguồn nhân lực được
đào tạo, có chất lượng cao cho xuất khẩu lao động Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Giải pháp quản lý đào tạo lao động xuất khẩu tại các cơ sở đào
tạo của các doanh nghiệp Việt Nam có chức năng đào tạo và
XKLĐ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Giả thuyết khoa học
- Quản lý đào tạo của các CSĐT thuộc các doanh nghiệp Việt
Nam có chức năng đào tạo và XKLĐ hiện nay đang tồn tại nhiều bất
1

cập nhất định. Nếu đề xuất và vận dụng các giải pháp quản lý đào tạo
theo tiếp cận mô hình CIPO sẽ hoàn thiện công tác quản lý đào tạo, đáp
ứng yêu cầu cung ứng lao động xuất khẩu có chất lượng cho thị trường
lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐT lao động xuất khẩu tại các cơ sở
đào tạo của các doanh nghiệp Việt Nam có chức năng đào tạo và
XKLĐ (sau đây gọi là doanh nghiệp), kinh nghiệm QLĐT XKLĐ của
một số quốc gia đã thành công để đúc kết những bài học kinh nghiệm
có thể vận dụng cho Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT lao động xuất khẩu tại
một số cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho xuất
khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế; khảo nghiệm và thử
nghiệm giải pháp ưu tiên nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi
của các giải pháp đề xuất.
6. Giới hạn của đề tài
- Nội dung: Luận án chỉ đề cập đến các hoạt động ĐT và QLĐT lao
động xuất khẩu tại CSĐT của các doanh nghiệp Việt Nam .
- Phạm vi: Thời gian và địa điểm khảo sát: từ năm 2010 đến 2015 tại 05
CSĐT thuộc 05 doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Hà Nội.
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, luận án sử dụng ba cách tiếp
cận: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận CIPO và tiếp cận thị trường.
- Các phương pháp nghiên cứu: Điều tra; khảo sát; thống kê; phân tích
tổng hợp; nghiên cứu lý luận; chuyên gia và khảo nghiệm; thử nghiệm.
8. Luận điểm bảo vệ
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để có thể tồn tại và phát triển bền
vững, các nhà tuyển dụng nước ngoài luôn đặt ra yêu cầu có được
nguồn cung ứng lao động chất lượng cao, điều này đã tạo ra sự cạnh
tranh quyết liệt. Vì vậy, đào tạo và QLĐT nhân lực cho XKLĐ phải
tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu của thị trường lao động
quốc tế.
- Quản lý đào tạo theo tiếp cận mô hình CIPO ( chú trọng quản lý các
yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra, cùng với quản lý và điều chỉnh
thích ứng với các yếu tố bối cảnh) là mô hình được lựa chọn phù hợp
cho nghiên cứu đề tài.
2

nguon tai.lieu . vn