Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

VŨ THỊ THÚY HẰNG

GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP CHO
SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

\

THÁI NGUYÊN - 2015

Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Ngô Hiệu

2. PGS.TS Phan Thanh Long
Phản biện 1: ..................................................

Phản biện 2: ..................................................

Phản biện 3: ..................................................

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp cơ sở họp tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
vào hồi ...... giờ ...... ngày ........tháng ....... năm ..........

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục hành vi văn hóa học tập (HVVHHT) có vai trò quan
trọng đối với việc xây dựng văn hóa nhà trường và giúp sinh viên (SV)
có cách thức để học tập hiệu quả. Mặc dù vấn đề này đã được các nhà
khoa học giáo dục nghiên cứu ở một vài khía cạnh nhưng hiện nay vẫn
chưa có sự thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục HVVHHT một cách
cụ thể và toàn diện.
Công tác đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm (ĐHSP) đặt
ra yêu cầu cần giáo dục và phát triển ở SV hệ thống hành vi VHHT để các
nhà giáo tương lai có thể phát triển năng lực học tập, học thường xuyên, học
suốt đời đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội; là tấm
gương sáng về hành vi, cách ứng xử trong học tập để các em học sinh noi
theo. Chính vì vậy, nghiên cứu giáo dục HVVHHT cho SV các trường đại
học sư phạm là hết sức cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập cho SV
đại học sư phạm nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo
hiện nay của các trường ĐHSP.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển
hành vi văn hóa học tập của sinh viên ĐHSP trong quá trình đào tạo
3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển
các phẩm chất nhân cách của sinh viên ĐHSP.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, trình độ HVVHHT của sinh viên các trường ĐHSP
chưa cao. Nếu xây dựng các biện pháp giáo dục HVVHHT có tính hệ
thống, theo hướng phát triển ở SV nhận thức, thái độ, kỹ năng hành vi
(HV) phù hợp với các giá trị xã hội trên cơ sở mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với công việc, con người với môi
trường của sinh viên trong quá trình học tập (HT) thì sẽ có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi và kết quả học tập của SV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hoá học tập
cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm.
5.2. Nghiên cứu thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên và giáo
dục hành vi văn hoá học tập cho sinh viên tại các trường Đại học Sư phạm.
5.3. Đề xuất, thực nghiệm một số biện pháp giáo dục hành vi văn
hoá học tập cho sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm

2
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
- Nghiên cứu HVVHHT trong các mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa con người với công việc, giữa con người với môi
trường của SV trong quá trình học tập.
- Chọn lọc và tập trung nghiên cứu thực trạng một số HVVHHT
cơ bản của SV: hành vi văn hóa nề nếp, hành vi văn hóa học hỏi, hành vi
văn hóa chia sẻ.
6.2. Khách thể điều tra: Quá trình nghiên cứu thực tiễn được tiến
hành trên 720 SV năm thứ 2 và 232 GV, CBQL ở các trường: Đại học
sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Các
phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp quan sát; Phương pháp
điều tra (ankét); Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp phân tích
sản phẩm hoạt động; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp
chuyên gia; Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Trong xu thế phát triển hiện nay, HVVHHT có vai trò quan
trọng đối với người học trong việc đáp ứng những yêu cầu đa dạng và
thay đổi của hoạt động học tập, giúp người học phát triển chất lượng học
tập bền vững; góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh. Đối
với SV các trường ĐHSP, giáo dục HVVHHT có ý nghĩa quan trọng
trong việc chuẩn bị cho sinh viên những yếu tố cần thiết của nhân cách
nhà giáo tương lai.
8.2. HVVHHT của SV biểu hiện trong các mối quan hệ học tập
giữa sinh viên với thầy cô, với bạn bè, với bản thân, với nhiệm vụ học
tập và phát triển năng lực nghề nghiệp, với môi trường học tập, thông
qua các mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng hành vi.
8.3. Giáo dục HVVHHT cho SV các trường ĐHSP là quá trình lâu dài,
đòi hỏi phải kết hợp các biện pháp tác động vào nhận thức, tình cảm, kỹ năng
thực hiện hành vi học tập của sinh viên và tạo dựng môi trường văn hóa học
tập trong nhà trường; gắn với giá trị và yêu cầu của nghề nghiệp. Đặc biệt
cần quan tâm khích lệ vai trò chủ thể, phát huy tính tự giác, phát triển nhu cầu
văn hóa hành vi học tập của sinh viên trong quá trình giáo dục HVVHHT để
thúc đẩy quá trình chuyển hóa yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu tự thân.

3
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về mặt lý luận
Xác định được quan niệm khoa học về HVVHHT của sinh viên và
hệ thống khung lý luận về giáo dục HVVHHT cho sinh viên ĐHSP:
Khái niệm, đặc trưng, biểu hiện của HVVHHT; khái niệm, ý nghĩa,
nhiệm vụ, nội dung, các con đường giáo dục HVVHHT cho SV các
trường ĐHSP. Góp phần khẳng định giáo dục HVVHHT là nhiệm vụ
cấp thiết trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP hiện nay.
Luận án là tài liệu mới góp phần làm phong phú thêm lý luận giáo dục
văn hóa học tập cho người học trong nhà trường.
9.2. Về mặt thực tiễn
- Phát hiện được một số vấn đề thực trạng HVVHHT của sinh viên
và thực trạng công tác giáo dục HVVHHT cho sinh viên ở các trường
ĐHSP hiện nay; Khái quát được nguyên nhân của thực trạng đó.
- Xây dựng được một số biện pháp giáo dục hành vi VHHT cho
sinh viên trong nhà trường đại học sư phạm:Nâng cao nhận thức về giáo
dục HVVHHT cho SV trong các trường ĐHSP; Tổ chức luyện tập hành
vi VHHT cho SV trong các hoạt động giáo dục, dạy học; Áp dụng
phương pháp kỷ luật tích cực trong tổ chức dạy học các môn khoa học ở
trường ĐHSP; Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hành vi VHHT
cho SV vào nội dung giáo dục và đào tạo của trường ĐHSP; Tổ chức
cho SV tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập; Kiểm
tra, đánh giá và nhân rộng điển hình hành vi VHHT; Xây dựng môi
trường học tập thân thiện, nghiêm túc, tích cực trong nhà trường ĐHSP.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng chuyển giao và ứng
dụng trong xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường đại học, cao đẳng
nói chung. Đặc biệt, luận án cung cấp thêm tư liệu để các trường ĐHSP
tổ chức tốt hơn công tác giáo dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên.
Nội dung luận án có thể sử dụng làm tài liệu trong tổ chức hoạt động dạy
học và giáo dục nhằm nâng cao thành tích học tập cho sinh viên và xây
dựng văn hóa học tập trong các nhà trường ĐHSP hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
Luận án gồm: Mở đầu; Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hành
vi văn hóa cho sinh viên đại học sư phạm; Chương 2: Thực trạng giáo
dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trường đại học sư phạm;
Chương 3: Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các
trường đại học sư phạm; Kết luận; Khuyến nghị; Danh mục các tài liệu
tham khảo; Phụ lục.

nguon tai.lieu . vn