Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SAM LANE PHAN KHA VONG

X¢Y DùNG §éI NGò C¸N Bé CHUY£N TR¸CH C¤NG T¸C
THI §UA, KHEN TH¦ëNG cÊp TØNH CñA N¦íC CéNG HßA
D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI §O¹N HIÖN NAY

Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 31 23 01

TÓM TẮT LuËn ¸n tiÕn sÜ khoa häc chÝnh trÞ

HÀ NỘI - 2014

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đỗ Ngọc Ninh

Phản biện 1:.........................................................
.........................................................

Phản biện 2:.........................................................
.........................................................

Phản biện 3:.........................................................
.........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi đua, khen thưởng (TĐKT) có vai trò và tác dụng to lớn đối với
thắng lợi của cách mạng Lào trong các thời kỳ cách mạng trước đây dưới
sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (ĐNDCM) Lào. Trong giai
đoạn hiện nay TĐKT lại càng có vai trò quan trọng và tác dụng đối với
thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) ở Lào. Song, vai trò, tác dụng ấy, lại phụ thuộc và được quyết
định bởi chất lượng đội ngũ cán bộ công tác TĐKT, nhất là đội ngũ cán bộ
chuyên trách (CBCT). Trong đó, đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh
là một bộ phận rất quan trọng. Đội ngũ cán bộ này, cần được xây dựng có
chất lượng tốt.
Trong những năm qua các tỉnh, thành phố ở Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân (CHDCND) Lào đã tích cực xây dựng đội ngũ CBCT công tác
TĐKT của mình đạt kết quả. Đội ngũ cán bộ này, bước đầu đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT ở địa phương. Song, so với yêu cầu công
tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố những năm tới, đội ngũ cán bộ này, còn
nhiều hạn chế, bất cập, nhất là về năng lực tham mưu, quản lý, chỉ đạo các
phong trào thi đua và thẩm định hồ sơ khen thưởng. Việc xây dựng đội
ngũ CBCC công tác TĐKT cấp tỉnh còn nhiều yếu kém trong các khâu của
công tác cán bộ, như đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, đánh
giá, quản lý..cán bộ. Nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện tìm giải pháp
xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT
ở các tỉnh, thành phố những năm tới là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Để góp phần giải quyết có hiệu quả vấn đề cấp bách nêu trên, tôi
chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ
chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay".

2

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh của CHDCND Lào, luận
án đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCT công
tác TĐKT cấp tỉnh đến năm 2025.
Nhiệm vụ: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án; Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBCT
công tác TĐKT cấp tỉnh của CHDCND Lào; Khảo sát, đánh giá thực trạng
đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh và thực trạng xây dựng đội ngũ cán
bộ này ở Lào từ năm 2001 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và
những kinh nghiệm; Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu
tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh đến năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng đội ngũ cán bộ CBCT công tác
TĐKT cấp tỉnh của CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát đội ngũ CBCT
công tác TĐKT cấp tỉnh và việc xây dựng đội ngũ cán bộ này, ở 16 tỉnh và
thành phố Viêng Chăn thủ đô của Lào từ năm 2001 đến nay. Phương
hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Chủ tịch Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản;
đường lối, quan điểm của ĐNDCM Lào, tham khảo đường lối, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và công tác TĐKT.
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động xây dựng đội ngũ CBCT công
tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới.

3

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp: lịch sử - lôgic, phân tích - tổng
hợp, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm: Xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh của
CHDCND Lào
- Hai kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các
tỉnh, thành phố của CHDCND Lào từ năm 2001 đến nay: Một là, thực
hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, trong đó tập trung hơn vào thu
hút cán bộ có đức, có tài về làm việc trong Ngành TĐKT để đào tạo, bồi
dưỡng thành những CBCT công tác TĐKT đáp ứng tốt nhiệm vụ. Hai là,
phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ ở Trung ương để đẩy mạnh hợp tác quốc
tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhân tố không thể thiếu để xây dựng đội
ngũ CBCT công tác TĐKT của tỉnh, thành phố có chất lượng tốt.
Hai giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh
của CHDCND Lào đến năm 2025: Một là, xây dựng và thực hiện quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách cán
bộ tạo nên đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố có số lượng hợp
lý, có chất lượng, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. Hai là, xây dựng và
ban hành Luật TĐKT; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham
nhũng, lãng phí; phát huy vai trò của các tổ chức có liên quan và trách nhiệm
của các cấp ủy đảng trong xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cấp uỷ, chính quyền tỉnh, thành phố ở Lào trong xây dựng
đội ngũ CBCT công tác TĐKT của địa phương. Đồng thời, có thể được
dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn

nguon tai.lieu . vn