Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỨA KHÁNH VY

TU D¦ìNG TÝNH §¶NG CéNG S¶N
CñA C¸N Bé CHñ CHèT C¸C X· ë VïNG §¤NG B¾C Bé
GIAI §O¹N HIÖN NAY

Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 31 23 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2015

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Đỗ Ngọc Ninh
2. PGS, TS. Lê Kim Việt

Phản biện 1: ..............................................................
..............................................................

Phản biện 2: ..............................................................
..............................................................

Phản biện 3: ..............................................................
..............................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong, đại biểu trung thành của giai
cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam. Được thể hiện
đa dạng, phong phú trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta. Trong hoạt động thực tiễn của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên. Ở đó, tính đảng cộng sản (TĐCS) của đội ngũ này, nhất là cán bộ chủ
chốt (CBCC) các ngành, các cấp là thể hiện quan trọng hàng đầu. TĐCS của
cán bộ, đảng viên nói chung, của CBCC các xã nói riêng luôn vận động, phát
triển theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Thực tiễn đã chứng minh, Đảng
chỉ có thể lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khi đội ngũ CBCC các xã bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng - có TĐCS cao. Do đó,
cần đặc biệt coi trọng việc tu dưỡng TĐCS của cán bộ, đảng viên nói chung
và của CBCC các xã ở các vùng, miền trong cả nước, nói riêng, trong đó có
đội ngũ CBCC các xã vùng Đông Bắc Bộ.
Vùng Đông Bắc bộ (ĐBB) gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Là những tỉnh có nhiều
huyện thuộc vùng núi cao, biên giới, vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng
về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đối với cả nước. CBCC các xã
có vai trò lớn trong việc triển khai thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới
của Đảng Nhà nước. Vì vậy, cần coi trọng nâng cao chất lượng CBCC
các xã, trong đó cần luôn quan tâm nâng cao TĐCS của cán bộ.
Thời gian qua, cùng với các chủ trương, giải pháp của các cấp uỷ,
chính quyền, đoàn thể về nâng cao TĐCS của CBCC xã, từng cán bộ đã
tích cực tu dưỡng TĐCS. Nhờ đó, TĐCS của họ được nâng lên, bước đầu
đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương.
Tuy nhiên, việc tu dưỡng chưa đi vào chiều sâu: một bộ phận không
nhỏ cán bộ chưa thường xuyên tu dưỡng TĐCS, nhất là tu dưỡng nâng cao
bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, vai trò tiên
phong, gương mẫu, năng lực thực tiễn, đạo đức, lối sống. Nhiều cấp ủy
chưa quan tâm tạo thuận lợi, kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng TĐCS của
các bộ. Vì thế, TĐCS của nhiều cán bộ chưa được nâng cao. Cụ thể là, trình
độ mọi mặt, trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức thực tiễn còn bất
cập; cán bộ còn biểu hiện giảm sút vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong,
gương mẫu mờ nhạt; tính chiến đấu giảm sút; năng lực công tác hạn chế,
kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thấp, một số cán bộ
không hoàn thành nhiệm vụ. Các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí,

2
suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.. còn tồn tại ở một số CBCC các
xã, ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, uy tín, thanh
danh của cấp ủy, tổ chức đảng.. Nghiên cứu tìm giải pháp khả thi phát huy
ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế, tu dưỡng, nâng cao TĐCS của
CBCC xã vùng này là vấn đề rất cấp thiết.
Góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn thực hiện đề tài
luận án tiến sĩ “Tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã
ở vùng Đông Bắc bộ giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích: Làm rõ lý luận và thực tiễn về tu dưỡng TĐCS của CBCC
các xã vùng ĐBB giai đoạn hiện nay, đề xuất các giải pháp chủ yếu, khả thi
tăng cường tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã vùng này giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ: Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong,
ngoài nước liên quan đề tài luận án; Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn
về TĐCS và tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã vùng ĐBB giai đoạn hiện
nay; Khảo sát, đánh giá thực trạng TĐCS, việc tu dưỡng TĐCS của CBCC
các xã vùng ĐBB từ năm 2001 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên
nhân, kinh nghiệm. Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường tu dưỡng
TĐCS của CBCC các xã vùng ĐBB đến năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về tu dưỡng tính
đảng của CBCC các xã vùng ĐBB giai đoạn hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu TĐCS, việc tu dưỡng TĐCS
của CBCC các xã vùng ĐBB, gồm 13 tỉnh nêu trên với 10 chức danh (ở
những xã bố trí Chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND) xã là Phó Bí thư
thường trực Đảng uỷ xã): Bí thư Đảng uỷ xã; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân (UBND), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản (ĐTNCS) Hồ
Chí Minh, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Chủ tịch
Hội Nông dân (HND); Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN), Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh (HCCB); trưởng công an, trưởng chỉ huy quân sự xã
(xã đội trưởng). Ở những xã Bí thư Đảng uỷ xã đồng thời là Chủ tịch
HĐND xã, chỉ có 9 chức danh.
Thời gian khảo sát thực tiễn từ năm 2001 đến nay. Phương hướng và
giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: Là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TĐCS và tu

3
dưỡng TĐCS của cán bộ, đảng viên; luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về
lý luận các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. Thực trạng
TĐCS, thực trạng tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở vùng ĐBB từ năm
2001 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn; lịch sử - lôgíc, phân
tích - tổng hợp, chuyên gia...
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Khái niệm TĐCS và tu dưỡng TĐCS của CBCC xã ở vùng ĐBB
hiện nay.
- Bốn kinh nghiệm: Một là, thường xuyên quan tâm giáo dục, nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của CBCC xã ở vùng ĐBB về tu dưỡng
TĐCS; Hai là, phát huy tính tích cực, tự giác của CBCC xã ở vùng
ĐBB trong tu dưỡng, rèn luyện TĐCS; Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa tu
dưỡng TĐCS với đấu tranh khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa
cá nhân, lối sống thực dụng, những tiêu cực lạc hậu trong CBCC xã ở
vùng ĐBB; Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi
lực lượng, trước hết là sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng
đối với việc tu dưỡng TĐCS của CBCC xã ở vùng ĐBB.
- Ba giải pháp: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ
chủ chốt xã vùng Đông Bắc bộ về tu dưỡng tính đảng cộng sản; Hai là,
cụ thể hóa tiêu chuẩn tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt xã vùng
Đông Bắc bộ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; Ba
là,tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt xã vùng Đông Bắc bộ
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về TĐCS và tu
dưỡng TĐCS của CBCC cấp xã ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho CBCC các
xã ở vùng ĐBB trong tu dưỡng TĐCS giai đoạn hiện nay; cho cấp ủy, tổ
chức đảng chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng TĐCS của
CBCC xã, tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn xây
dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh vùng ĐBB.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục các công trình của
tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.

nguon tai.lieu . vn