Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ CÔNG LƯƠNG

ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước
Mã số

: 62 31 02 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2016

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phan Hữu Tích
2. TS. Hoàng Mạnh Đoàn

Phản biện 1: ...........................................................................
................................................................................................
Phản biện 2: ...........................................................................
................................................................................................
Phản biện 3: ...........................................................................
................................................................................................

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi

ngày tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện
trình độ trí tuệ của một quốc gia và có vai trò quan trọng trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là nhiệm
vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, nhưng đội ngũ trí thức với đặc thù
lao động của mình có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
Không có đội ngũ trí thức đủ mạnh thì không thể tiến hành CNH,
HĐH đất nước, không thể xây dựng thành công CNXH.
Nối tiếp truyền thống của dân tộc, vận dụng những quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, Đảng
Cộng sản Việt Nam trong tiến trình cách mạng của mình cũng đã
thường xuyên chăm lo vận động, xây dựng đội ngũ trí thức. Bên cạnh
những những kết quả đạt được, sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác vận động trí thức cũng còn bộc lộ những hạn chế.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch với chiến
lược “diễn biến hòa bình” đang tăng cường các hoạt động chống phá
cách mạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ dân với
Đảng, đặc biệt chúng tập trung lôi kéo, lợi dụng trí thức để nhằm xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tăng
cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận nói
chung và công tác vận động trí thức nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên và từ yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn
công tác của bản thân, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện
nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và
chính quyền nhà nước, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác vận động trí thức đề xuất phương hướng và giải

2
pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí
thức đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, làm rõ kết
quả nghiên cứu về trí thức và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận
động trí thức;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác vận động trí thức;
- Đánh giá thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
vận động trí thức, nêu nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm;
- Xác đinh mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức là
một vấn đề rất rộng và phức tạp. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số
vấn đề lý luận về trí thức và công tác vận động trí thức; nghiên cứu thực
trạng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác
vận động trí thức từ năm 1986 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu vào
giai đoạn 2000 đến 2013. Luận án cũng đề cập đến những nhân tố tác
động và những yêu cầu đặt ra đối với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác vận động trí thức, từ đó đề ra những giải pháp để tiếp tục đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai
đoạn từ nay đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về trí thức và công tác vận động trí thức.

3
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin
đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, phân
tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát thực tiễn,
phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học
- Nghiên cứu và đưa ra khái niệm về trí thức và công tác vận động
trí thức; nội dung, phương thức lãnh đạo trí thức và xây dựng luận cứ
khoa học khẳng định tính tất yếu phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút
ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở
thực tiễn cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận
động trí thức.
- Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và
đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác vận động trí thức đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển hướng nghiên
cứu mới về lý luận và thực tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay. Luận án góp
phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo, nghiên cứu giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, các
cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm.
7. Kết cấu của luận án
Gồm phần mở đầu, 4 chương với 8 tiết, kết luận, danh mục công
trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục.

nguon tai.lieu . vn