Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HÀ

§æi míi ph-¬ng thøc l·nh ®¹o
cña c¸c tØnh ñy vïng B¾c Trung Bé
®èi víi c«ng t¸c thanh niªn giai ®o¹n hiÖn nay

tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Hµ Néi - 2017

C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh t¹i
Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. PGS, TS Dương Trung Ý
2. PGS, TS Trương Thị Thông

Ph¶n biÖn 1: ...................................................

Ph¶n biÖn 2: .................................................

Ph¶n biÖn 2: .................................................

LuËn ¸n sÏ ®-îc b¶o vÖ tr-íc Héi ®ång cÊp Nhµ n-íc
Häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh
vµo håi .....giê ......, ngµy ....... th¸ng ........ n¨m 2017
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i
- Th- viÖn Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
- Th- viÖn Quèc Gia

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phương thức lãnh đạo (PTLĐ) của Đảng có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với chất lượng, hiệu quả lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ
trương, nghị quyết của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, nhất là ở những thời điểm có tính bước
ngoặt, khi chuyển giao giai đoạn cách mạng, hoặc khi lãnh đạo thực
hiện những nhiệm vụ mới, trong những điều kiện và hoàn cảnh mới,
Đảng không thể sử dụng rập khuôn, máy móc PTLĐ của “ngày hôm
qua”, mà phải đổi mới, cải tiến, hoàn thiện các phương pháp, cách thức
lãnh đạo của mình. Do đó, đổi mới PTLĐ của Đảng là một tất yếu
khách quan đối với mỗi nhiệm vụ, mỗi đối tượng lãnh đạo trong mỗi
thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả và tiếp
tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
hệ thống chính trị” [29, tr. 214].
Trong công cuộc đổi mới đất nước, thanh niên chính là nguồn nhân
lực dồi dào, có mặt ở khắp các địa phương, các ngành, nghề trong cả nước.
Thanh niên có vai trò vô cùng to lớn đối với thắng lợi công cuộc đổi mới,
song họ cũng chịu tác động nhiều chiều từ những biến đổi của tình hình
trong nước và thế giới. Thực tế đó đặt công tác thanh niên (CTTN) của
Đảng trước yêu cầu, nhiệm vụ và những thách thức mới. Để thanh niên tiếp
tục xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và nhân dân, phát huy vai trò xung
kích của thanh niên, xây dựng thanh niên thành nguồn nhân lực chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi Đảng phải đổi mới mạnh
mẽ sự lãnh đạo đối với thanh niên và CTTN mà nhất đổi mới PTLĐ của
Đảng đối với CTTN ở những vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh và
thanh niên chiếm phần đông dân số và lực lượng lao động như ở các tỉnh
vùng Bắc Trung Bộ (BTB).

2
BTB (Bắc Trung Bộ) gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đây là "vùng đất thép" của Tổ
quốc, là địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định và phát triển
của cả nước. Để khai thác và phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH phải phát huy mạnh mẽ nguồn
nhân lực, nhất là thanh niên - lực lượng chiếm hơn 30% dân số và 55% lực
lượng lao động. Trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây,
các tỉnh ủy vùng BTB đã quan tâm đổi mới sự lãnh đạo của mình đối với
CTTN. Do đó tình hình thanh niên có những chuyển biến mạnh mẽ, tích
cực, CTTN đã góp phần xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có
đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động
sáng tạo, mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước. Các
tỉnh uỷ BTB đã lãnh đạo HTCT, toàn xã hội thực hiện tốt hơn CTTN và
chăm lo xây dựng Đoàn; xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển
thanh niên và nhiều chính sách về CTTN, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh
niên rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Tuy nhiên, tình hình thanh niên
cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội
trong thanh niên đang gia tăng.
Như vậy, những thành tựu to lớn đã đạt được trong thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng đang tạo ra môi trường mới để thanh niên
phát triển tài năng, cống hiến cho xã hội, từng bước cải thiện đời sống.
Bối cảnh trong nước và quốc tế cùng với những chuyển động không
ngừng của tình hình thanh niên và CTTN của các tỉnh BTB tất yếu đòi
hỏi sự đổi mới không ngừng cả về lý luận cũng như phương pháp tiếp
cận thực tiễn; đổi mới mạnh mẽ PTLĐ của các tỉnh ủy đối với CTTN
trong tình hình mới, góp phần quan trọng trong công tác vận động, tập
hợp và đoàn kết thanh niên thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ do Đảng,
Nhà nước và nhân dân giao phó.

3
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc lựa chọn và thực hiện đề tài
“Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối
với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay” có tính cấp thiết cả về lý
luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến đề tài; đánh giá đúng thực trạng, luận án đề xuất phương
hướng và các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy
vùng BTB đối với CTTN thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án; chỉ chỉ ra những kết quả, xác định những vấn đề luận án kế thừa
và tiếp tục nghiên cứu: làm rõ những vấn đề lý luận về đổi mới PTLĐ
của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay; khảo
sát, đánh giá đúng thực trạng đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB
đối với CTTN từ năm 2008 đến nay chỉ ra ưu, khuyết điểm, kết quả,
nguyên nhân của thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn;
xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới PTLĐ của các
tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN; đề xuất phương hướng và những giải
pháp chủ yếu, khả thi nhằm tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng
BTB đối với CTTN đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đổi mới PTLĐ của các tỉnh
ủy vùng BTB đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay.

nguon tai.lieu . vn