Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN ĐIỆN

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ
B¶O VÖ M¤I TR¦êNG LµNG NGHÒ ë C¸C TØNH
§åNG B»NG S¤NG HåNG VIÖT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số : 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2016

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Lợi

Phản biện 1:.........................................................
.........................................................

Phản biện 2:.........................................................
.........................................................

Phản biện 3:.........................................................
.........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam, nhất là
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, bởi đây là vùng đất có lịch sử tồn tại từ hàng
trăm năm nay, tập trung nhiều nhất các làng nghề ở Việt Nam và hoạt động hầu
hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Những năm gần đây, hoạt động làng nghề ở
đồng bằng sông Hồng đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy, góp
phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh, giảm
tỷ lệ đói nghèo trong vùng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, số hộ sản xuất và cơ sở ngành
nghề nông thôn đang ngày một tăng lên trong khi trang thiết bị, công nghệ cũ kỹ,
lạc hậu đã gây ra ô nhiễm môi trường làng nghề trầm trọng.
Nhận thấy được tình trạng trên Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường
lối về những vấn đề liên quan đến quản lý việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nói chung, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng,
đáng chú ý là Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về
“Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” Đây là cơ sở để các cơ quan nhà nước cụ thể hóa bằng việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
làng nghề, đồng thời cũng là cơ sở để Đảng bộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
có sự chỉ đạo cụ thể, sát và đúng với điều kiện địa phương mình.Tuy nhiên, việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề trên phạm vi cả nước nói
chung, ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất
cập trên nhiều phương diện: pháp luật - chính sách, cán bộ, thể chế và bộ máy,
đầu tư,... do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tuân thủ các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất làng nghề chỉ dừng lại ở
mức độ rất khiêm tốn. Điều đó dẫn đến việc hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề
đều xem nhẹ công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Thực
trạng trên đây đã và đang gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục triển khai thực
hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng
sông Hồng và đang tác động tiêu cực tới sức khỏe của cộng đồng, tới tiến trình
phát triển bền vững làng nghề mà Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng
nghề ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật
học. Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề; phân tích đánh giá
thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng

2
bằng sông Hồng và đưa ra dự báo, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm bảo
đảm việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là , xây dựng các khái niệm về làng nghề, pháp luật bảo vệ môi trường
làng nghề, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề; xác định các chủ
thể, nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề;
vai trò, điều kiện bảo đảm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng; nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường làng nghề ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể
vận dụng cho việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt
Nam, trong đó có đồng bằng sông Hồng.
Hai là , phân tı́ch tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế này.
Ba là , dự báo, xây dựng cá c quan điể m và đề xuất các giải pháp cụ thể có
tính khả thi để đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường là ng nghề ở các
tỉnh đồng bằng sông Hồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam trong đó có các tỉnh đồng bằng sông
Hồng (gồm 11 tỉnh) và quá trình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng
nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, luận án nghiên cứu, đánh giá
thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các cấp: tỉnh,
thành phố, quận, huyện, xã, phường, thôn trên địa bàn 11 tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng bao gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Về thời
gian, luận án nghiên cứu pháp luật và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường làng nghề từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời
đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận: là quan điềm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng ta về Nhà
nước và pháp luật nói chung và quan điểm bảo vệ môi trường làng nghề nói
riêng, lý thuyết về phát triển bền vững và lý thuyết về quyền con người. Bên cạnh
đó, luận án cũng kế thừa và tiếp thu quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về bảo vệ môi trường và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói

3
chung, bảo vệ môi trường làng nghề và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
làng nghề nói riêng của các nhà nghiên cứu đi trước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện dựa trên các
phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, thống kê - so
sánh. Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng cụ thể trong các chương
của luận án như sau: Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích tài liệu thứ cấp nhằm tham khảo, đánh giá và chọn lọc kế thừa các
công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến lĩnh vực đề cập; đồng thời xác định
được những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu của luận án. Trong Chương 2, tác
giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, phương
pháp logic và so sánh để nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của luận án;
nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề và kinh
nghiệm một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra những giá trị tham khảo cho các tỉnh
đồng bằng sông Hồng. Trong Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp so sánh thống kê, phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể để phân tích hiện trạng ô nhiễm môi
trường làng nghề; đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng. Trong Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng
hợp, lịch sử - cụ thể, logic, để phân tích và làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp
nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm pháp luật bảo vệ môi
trường làng nghề và khái niệm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề;
xây dựng được quan niệm về chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường làng nghề.
Thứ hai, luận án đã chỉ rõ tình trạng ô nhiễm làng nghề ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông
Hồng, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập, nguyên nhân của
những kết quả đạt được cũng như của những hạn chế, bất cập đó.
Thứ ba, luận án nêu lên được các quan điểm và đề xuất giải pháp có tính
khả thi về bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng, nhằm bảo vệ môi trường trong các làng nghề ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng Việt Nam hiện nay.
6. Y nghı̃a lý luận và thực tiễn của luận án
́
- Về mặt lý luận, kết quả và đóng góp mới của luận án góp phần làm
sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật bảo
vệ môi trường làng nghề trên cả nước nói chung và vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng.

nguon tai.lieu . vn