Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Chu Quang Cường HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Nhân học Mã số : 62 31 03 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lý Hành Sơn 2. TS. Vi Văn An Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Bình Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Nga Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi……….giờ……phút, ngày……tháng………. năm…….. MỞ ĐẦU Có thể tìm hiểu luận ̀án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội -Thư viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 1 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Dao Họ còn có tên gọi Dao Quần Trắng, là một trong bảy nhóm địa phương của dân tộc Dao ở nước ta. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao có 751.067 nhân khẩu, phân bố cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... Tỉnh Lào Cai có 88.379 người Dao, chiếm 14,4% dân số của tỉnh và 11,8% người Dao ở Việt Nam. Qua các tài liệu đã công bố cho thấy, dân tộc Dao ở nước ta vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư đến Việt Nam từ thế kỷ thứ XIII đến những năm đầu thế kỷ XX, bao gồm các nhóm địa phương như: Dao Đỏ, Dao Tuyển (Dao Áo Dài), Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán). Trong đó, Dao Họ là một bộ phận của nhóm Dao Quần Trắng, sinh sống ở hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Đến nay có không ít ấn phẩm nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và đã tập trung vào hầu hết các lĩnh vực liên quan đến lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất, tôn giáo tín ngưỡng, nghi lễ đời người... Song, phần lớn những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một vài nhóm Dao như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Tuyển... Hơn nữa, đến nay vẫn còn thiếu vắng những chuyên khảo Dân tộc học/Nhân học về gia đình và hôn nhân của người Dao nói chung, nhất là về hôn nhân của người Dao Họ nói riêng. Trong khi đó, hôn nhân là một trong những biểu hiện sắc thái độc đáo của văn hóa dân tộc cũng như quá trình tộc người, là một hướng tiếp cận, một nội dung nghiên cứu quan trọng của ngành Dân tộc học/Nhân học. Những tư liệu thu thập được khi nghiên cứu sâu về hôn nhân của người Dao Họ ở nước ta chắc chắn sẽ góp phần phác họa bức tranh 2 sinh động về phong tục cưới xin và lối sống của dân tộc Dao nói chung cũng như nhóm người Dao Họ nói riêng. Đặc biệt là trong bối cảnh Đổi mới và hội nhập cùng với kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển mang lại, hôn nhân ở người Dao đã có nhiều biến đổi theo hướng đi lên về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa. Cụ thể là tình trạng hôn nhân hỗn hợp dân tộc đã xuất hiện và ngày càng gia tăng, nhiều tập quán liên quan đến hôn nhân đã và đang biến đổi, nhất là hình thức tổ chức lễ cưới cũng đang dần đổi mới để phù hợp với xu hướng giao lưu, hội nhập văn hóa. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Giới thiệu có hệ thống những đặc điểm và nghi lễ trong hôn nhân truyền thống và biến đổi của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Nêu lên những biến đổi và một số yếu tố tác động đến sự biến đổi trong hôn nhân của người Dao Họ ở địa bàn trên. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là người Dao Họ sinh sống trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Trong đó, luận án đi sâu nghiên cứu hôn nhân truyền thống và những biến đổi kể từ Đổi mới năm 1986 đến nay. 3 Về phạm vi nghiên cứu, đề tài luận án tập trung vào những quan niệm, các hình thức, tập quán và nghi lễ trong hôn nhân truyền thống và biến đổi hiện nay của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng. Theo đó, mốc thời gian nghiên cứu về biến đổi trong hôn nhân được tính từ khi Đổi mới đất nước năm 1986 đến nay, nhất là thời gian gần đây. Địa bàn nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Trong đó, điểm nghiên cứu chính là các xã Sơn Hà, Phú Nhuận, Sơn Hải, Lu của huyện Bảo Thắng - nơi có nhiều người Dao Họ sinh sống. Một số xã khác thuộc huyện này như Thái Niên, Trì Quang... cũng được quan tâm nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Về phương pháp luận, luận án áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu hôn nhân của người Dao Họ; dựa vào quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, trong đó Điền dã dân tộc học là phương pháp chủ đạo để thu thập tư liệu, tài liệu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp chuyên gia, phân tích, so sánh, tổng hợp... để có những nhận định, đánh giá, luận điểm phù hợp với những kết quả đạt được. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về lĩnh vực hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Do đó, luận án cung cấp có hệ thống các tư liệu về một số khía cạnh văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, tập quán xã hội và tín ngưỡng diễn ra hoặc có liên quan đến hôn nhân của người Dao Họ. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn