Xem mẫu

BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO VIỆNKHOAHỌCVÀCÔNGNGHỆVIỆTNAM VIỆN HÓA HỌC -----o0o----- TRỊNH THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA 3 LOÀI CÂY THUỘC HỌ THẦU DẦU (EUPHORBIACEAE) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 62.44.27.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI - 2011 Công trình được hoàn thành tại: Phòng Tổng hợp hữu cơ, Viện Hóa sinh biển, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng 2. TSKH. Phạm Văn Cường Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: GS.TSKH. Phan Tống Sơn PGS.TS. Vũ Đình Hoàng PGS.TS. Phạm Quốc Long Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trinh Thi Thanh Van, PhamVan Cuong, Francoise Gueritte, Marc Litaudon and NguyenVan Hung, “New β-sitosterol derivative from Cleistanthus indochinensis (Euphorbiaceae)”, International Science conference on “Chemistry for development and integration”, 12-14 September 2008, Hanoi VAST-Proceeding, Publishing hause for scienceand technology, pp. 266-271 2. Trịnh Thị Thanh Vân, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng (2009) “Nghiên cứu thành phần hóa học cây Săng bù (Macaranga kurzii – Euphorbiaceae)”, Tạp chí Hóa học, 47(4A), tr. 488 – 491. 3. Trịnh Thị Thanh Vân, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng (2009) “Nghiên cứu thành phần hóa học cây Săng bù (Macaranga kurzii – Euphorbiaceae)”, Tạp chí Hóa học, 47(6B), tr. 198 – 202. 4. Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thùy Linh, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng, Châu Văn Minh (2010) “Nghiên cứu phân lập các chất flavonoit từ quả cây Bạch đàn nam “Macaranga taranius”, Tạp chí Hóa học, 48(4B), tr. 418-423. 5. Châu Văn Minh, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn Cường, Đoàn Thi Mai Hương, Nguyễn Thị Minh Hằng, Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thùy Linh, Marc Litaudon, Đào Đình Cường (2010) “Một số kết quả tiêu biểu về nghiên cứu thành phần hóa học chi Cleistanthus và chi Macaranga họ Thầu dầu, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, tr. 109 – 114. 6. Van Trinh Thi Thanh, Van Cuong Pham, Hung Huy Nguyen, Huong Doan Thi Mai, Hang Nguyen Thi Minh, Van Hung Nguyen, Marc Litaudon, Francoise Gueritte ang Van Minh Chau (2011) “Cleistanone: A triterpenoid from Cleistanthus indochinensis with a new carbon skeleton”, , Eur. J. Org. Chem., pp. 4108-4111 7. Van Trinh Thi Thanh, Van Cuong Pham, Huong Doan Thi Mai, Hang Nguyen Thi Minh, Van Hung Nguyen, Marc Litaudon, Francoise Gueritte and Van Minh Chau, “Cleistantoxin from fruits of and synthesis of its derivatives”, Tetrahedron letters (đã chấp nhận đăng). I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Họ Thầu dầu (danh pháp khoa học là Euphorbiaceae) hay còn gọi là họ Đại kích là một họ lớn của thực vật có hoa với 240 chi và khoảng 6000 loài. Trong khuôn khổ của dự án Pháp - Việt (Nghiên cứu hóa thực vật thảm thực vật Việt Nam), 3 loài cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) của Việt Nam là cây Cách hoa đông dương (Cleistanthus indochiensis), cây Săng bù (Macaranga kurzii) và cây Bạch đàn nam (Macaranga tanarius) đã được thu hái, định tên và thử sơ bộ hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào KB tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (CNRS -Cộng hòa Pháp). Kết quả cho thấy, dịch chiết etylaxetat của lá và quả cây Cách hoa đông dương, quả cây Bạch đàn nam, lá cây Săng bù ức chế tương ứng 30 %, 94 %, 62,7 % và 21,6 % sự phát triển của tế bào ung thư KB ở 1µg/ml. Vì vậy, 3 loài thực vật trên được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu của luận án. 2. Nhiệm vụ của luận án 1. Thu hái mẫu thực vật, xác định tên khoa học của chúng và xử lý mẫu 2. Điều chế các cặn chiết từ các mẫu thực vật. 3. Phântáchcáccặnchiếtvàthửhoạttínhsinhhọccácphânđoạnphânlậpđược. 4. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được. 5. Bán tổng hợp một số chất phân lập được nhằm tạo ra các chất có hoạt tính tốt hơn hoặc có giá trị sử dụng cao hơn 6. Cuối cùng là khảo sát hoạt tính sinh học của các chất phân lập cũng như chất tổng hợp được để làm cơ sở khoa học định hướng cho các chất này 3. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án đã đóng góp những hiểu biết mới về thành phần hóa học của các loài Cách hoa đông dương (Cleistanthus indochiensis), cây Săng bù (Macaranga kurzii) và cây Bạch đàn nam (Macaranga tanarius) của Việt Nam. - Ứng dụng phương pháp mới trong nghiên cứu cấu trúc tinh thể của hợp chất hữu cơ. 3.2. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình đầu tiên hoàn thành được các nghiên cứu sau: 1. Lần đầu tiên lá và quả loài Cách hoa đông dương (Cleistanthus indochiensis), lá Săng bù (Macaranga kurzii) và quả cây Bạch đàn nam (Macaranga tanarius) của Việt Nam được nghiên cứu về thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học (ở đây là hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính ức chế enzym acetylcholinesterase) 2. Bốn hợp chất mới là cleistanone, cis-p-cumaroyl epifriedelanol, trans-p-cumaroyl-β-sitosterol, trans-p-cumaroyl epifriedelanol và 9 hợp chất đã biết được phân lập từ lá loài Cách hoa đông dương. Đáng chú ý là hợp chất cleistanone có khung triterpenoid mới, cấu trúc của hợp chất này đã được khẳng định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. 3. Từ quả loài Cách hoa đông dương, 11 hợp chất cũng đã phân lập và xác định cấu trúc, trong đó có 9 hợp chất mới, là các hợp chất được đặt tên là cleistantoxin, demethoxycleistantoxin, podocleistantoxin, cleindoside A, cleindoside B, cleindoside C, cleindoside D, cleindoside E, cleindoside F. 4. Từ nguyên liệu đầu là hợp chất cleistantoxin, 8 dẫn xuất amide đã được tổng hợp với việc tạo liên kết C-C thay vì liên kết C-O và sự biến đổi vòng lacton, đây là các hợp chất mới. 5. 4 hợp chất có cấu trúc mới được đặt tên là macakurzin A, macakurzin B, macakurzin C, macakurzin D , và 13 hợp chất đã biết được phân lập và xác định cấu trúc từ lá cây Săng bù 6. 3 hợp chất mới là macatanarin A, macatanarin B, macatanarin C và 5 hợp chất đã biết được phân lập từ quả cây Bạch đàn nam. 7. Cáchợpchấtphânlậpvàbántổnghợpđượcthửhoạttínhgâyđộctếbàotrêndòng tế bào KB, Trong đó đặc biệt hợp chất cleitantoxin là hợp chất chính trong quả cây Cách hoa đông dương cho hoạt tính ức chế rất mạnh trên 4 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là KB, MCF7, MCF7R và HT29 với các giá trị IC50 trong khoảng 14 – 36 nM. Đặc biệt hợp chất này ức chế chọn lọc dòng tế bào ung thư vú kháng thuốc (MCF7R: IC50 14 nM) khi so sánh với dòng ung thư vú thường (MCF7: IC50 36 nM). 4. Bố cục của luận án Luận án dày 168 trang với 27 bảng số liệu và 68 tài liệu tham khảo được kết cấu như sau: Đặt vấn đề (3 trang). Chương I: Tổng quan (23 trang). Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (4 trang). Chương III: Thực nghiệm (52 trang). Chương IV: Kết quả và thảo luận (64 trang). Kết luận và kiến nghị (4 trang). Phần tài liệu tham khảo (8 trang) và Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án (1 trang) Ngoài ra, luận án còn có phần phụ lục 210 trang gồm các phổ của các hợp chất phân lập được. II. NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Phần đặt vấn đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn